Lên cổng trời vui tết cùng đồng bào Mông Háng Đồng

Những ngày này, ở xã vùng cao Háng Đồng, huyện Bắc Yên (Sơn La) trong các bản làng của đồng bào Mông, các chàng trai cô gái đang khoác trên mình những bộ áo váy dân tộ rực rỡ sắc màu cùng nhau đi vui xuân.

Những ngày này, ở xã vùng cao Háng Đồng, huyện Bắc Yên (Sơn La) trong các bản làng của đồng bào Mông, các chàng trai cô gái đang khoác trên mình những bộ áo váy dân tộ rực rỡ sắc màu cùng nhau đi vui xuân. Những quả Pao được các cô gái, chàng trai trao đi trao lại; tiếng khèn, tiếng sáo dìu dặt hòa với tiếng nói, tiếng cười rộn rã... Tất cả tạo nên một không khí vui tươi, ấm áp trong những ngày đầu xuân mới nơi cổng trời.

Những ngày này, ở xã vùng cao Háng Đồng, huyện Bắc Yên (Sơn La) trong các bản làng của đồng bào Mông, các chàng trai cô gái đang khoác trên mình những bộ áo váy dân tộ rực rỡ sắc màu cùng nhau đi vui xuân. Những quả Pao được các cô gái, chàng trai trao đi trao lại; tiếng khèn, tiếng sáo dìu dặt hòa với tiếng nói, tiếng cười rộn rã... Tất cả tạo nên một không khí vui tươi, ấm áp trong những ngày đầu xuân mới nơi cổng trời.

Bà con đang đón tết, vui xuân, cùng nhau chơi các trò chơi dân gian dân tộc.

Bà con đang đón tết, vui xuân, cùng nhau chơi các trò chơi dân gian dân tộc.

Ném Pao là một trong những trò chơi dân gian truyền thống, đặc sắc của người Mông ở Tây Bắc nói chung và ở Bắc Yên nói riêng.

Ném Pao là một trong những trò chơi dân gian truyền thống, đặc sắc của người Mông ở Tây Bắc nói chung và ở Bắc Yên nói riêng.

 Quả Pao còn được gọi là "Quả tình yêu", bởi khi ném Pao, cũng là lúc các chàng trai, cô gái trao nhau những ánh mắt "đưa tình". Khi người con trai yêu mến cô gái nào đó thì quả Pao thường được tung về phía cô gái đó. Nhiều khi, người con trai cũng giữ quả Pao lại để lấy cớ cầm đến nhà, hay tìm gặp cô gái để bày tỏ tình cảm; khi thấy hợp nhau, họ sẽ cùng nhau hẹn ước.

Quả Pao còn được gọi là "Quả tình yêu", bởi khi ném Pao, cũng là lúc các chàng trai, cô gái trao nhau những ánh mắt "đưa tình". Khi người con trai yêu mến cô gái nào đó thì quả Pao thường được tung về phía cô gái đó. Nhiều khi, người con trai cũng giữ quả Pao lại để lấy cớ cầm đến nhà, hay tìm gặp cô gái để bày tỏ tình cảm; khi thấy hợp nhau, họ sẽ cùng nhau hẹn ước.

Ném Pao

Ném Pao

 Chơi Tù lu (đánh quay) cũng là trò chơi được cái chàng trai Mông ở Háng Đồng chơi trong dịp Tết này, đây là trò chơi thể hiện sức mạnh của các chàng trai.

Chơi Tù lu (đánh quay) cũng là trò chơi được cái chàng trai Mông ở Háng Đồng chơi trong dịp Tết này, đây là trò chơi thể hiện sức mạnh của các chàng trai.

 Trong tín ngưỡng truyền thống, thì nét tương đồng của đồng bào Mông với các dân tộc khác là cứ mỗi độ tết đến xuân về, thì dù làm ăn ở xa cũng cố gắng trở về để thắp hương tổ tiên, mong các cụ phù hộ cho gia đình luôn mạnh khỏe, làm ăn thuận lợi.

Trong tín ngưỡng truyền thống, thì nét tương đồng của đồng bào Mông với các dân tộc khác là cứ mỗi độ tết đến xuân về, thì dù làm ăn ở xa cũng cố gắng trở về để thắp hương tổ tiên, mong các cụ phù hộ cho gia đình luôn mạnh khỏe, làm ăn thuận lợi.

Bàn thờ của gia đình người Mông thường để chính giữa tường nhà, hướng ra cửa chính và chỉ có một bát hương. Ở bàn thờ, người Mông dùng một tờ giấy bản to dán lên tường rồi dán giấy đỏ và các tờ giấy gấp các màu nhỏ hơn biểu tượng cho sức khỏe.

Bàn thờ của gia đình người Mông thường để chính giữa tường nhà, hướng ra cửa chính và chỉ có một bát hương. Ở bàn thờ, người Mông dùng một tờ giấy bản to dán lên tường rồi dán giấy đỏ và các tờ giấy gấp các màu nhỏ hơn biểu tượng cho sức khỏe.

 Ngoài ra, người Mông còn thờ 2 bếp chính, thắp hương liên tục 3 ngày để thần bếp giúp họ luôn giữ ngọn lửa, xua đuổi tà ma và thú dữ.

Ngoài ra, người Mông còn thờ 2 bếp chính, thắp hương liên tục 3 ngày để thần bếp giúp họ luôn giữ ngọn lửa, xua đuổi tà ma và thú dữ.

Theo quan niệm của người Mông, những điều kiêng kị trong ngày đầu năm là không ăn cơm chan canh, không thổi vào bếp lửa, không tiêu tiền, hay thậm chí là không sử dụng công cụ lao động…

Theo quan niệm của người Mông, những điều kiêng kị trong ngày đầu năm là không ăn cơm chan canh, không thổi vào bếp lửa, không tiêu tiền, hay thậm chí là không sử dụng công cụ lao động…

Năm nay, bà con dân bản mổ lợn ăn Tết.

Năm nay, bà con dân bản mổ lợn ăn Tết.

Giã bánh dày cũng là nét văn hóa không thể thiếu trong ngày Tết của người Mông ở Bắc Yên nói riêng và đồng bào Mông nói chung.

Giã bánh dày cũng là nét văn hóa không thể thiếu trong ngày Tết của người Mông ở Bắc Yên nói riêng và đồng bào Mông nói chung.

 Lực lượng Công an Bắc Yên ăn Tết cùng đồng bào Mông, gắn kết tình cảm quân dân.

Lực lượng Công an Bắc Yên ăn Tết cùng đồng bào Mông, gắn kết tình cảm quân dân.

Ngoài ăn Tết cùng đồng bào, Công an huyện Bắc Yên cũng tổ chức tặng quà cho người dân và học sinh ở các điểm trường tại bản Làng Sáng, xã Háng Đồng. Đây là địa bàn khó khăn nhất của huyện Bắc Yên, khi năm nay mới có điện về bản.

Ngoài ăn Tết cùng đồng bào, Công an huyện Bắc Yên cũng tổ chức tặng quà cho người dân và học sinh ở các điểm trường tại bản Làng Sáng, xã Háng Đồng. Đây là địa bàn khó khăn nhất của huyện Bắc Yên, khi năm nay mới có điện về bản.

Thượng tá Lý Văn Thành, Trưởng Công an huyện Bắc Yên trao tặng những chiếc áo ấm cho các em học sinh mầm non bản Làng Sáng.

Thượng tá Lý Văn Thành, Trưởng Công an huyện Bắc Yên trao tặng những chiếc áo ấm cho các em học sinh mầm non bản Làng Sáng.

Nụ cười trẻ thơ vùng cao.

Nụ cười trẻ thơ vùng cao.

Lực lượng Công an huyện Bắc Yên thăm, tặng quà người có uy tín ở xã Háng Đồng nhân dịp Tết cổ truyền dân tộc Mông.

Lực lượng Công an huyện Bắc Yên thăm, tặng quà người có uy tín ở xã Háng Đồng nhân dịp Tết cổ truyền dân tộc Mông.

Xuân đã đến nơi cổng trời Háng Đồng./.

Xuân đã đến nơi cổng trời Háng Đồng./.

CTV Cao Thiên, Trung Hiếu/VOV-Tây Bắc

Nguồn VOV: https://vov.vn/van-hoa/len-cong-troi-vui-tet-cung-dong-bao-mong-hang-dong-post921870.vov