Linh thiêng, xúc động Lễ tưởng niệm các chiến sỹ hy sinh ở Gạc Ma

Nghĩa cử tri ân là lời khẳng định không ai có thể quên khúc bi tráng Gạc Ma, không ai quên những người lính đã kiên cường bảo vệ một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc trên Biển Đông.

Khu tưởng niệm chiến sỹ Gạc Ma nằm gần giữa cung đường ven biển từ Sân bay quốc tế Cam Ranh về Nha Trang. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)

Khu tưởng niệm chiến sỹ Gạc Ma nằm gần giữa cung đường ven biển từ Sân bay quốc tế Cam Ranh về Nha Trang. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)

Tượng đài "Những người nằm lại phía chân trời" với hình tượng những người chiến sỹ Gạc Ma cầm ngọn cờ tựa lưng vào nhau hiện lên trong ánh nắng rực rỡ. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)

Tượng đài "Những người nằm lại phía chân trời" với hình tượng những người chiến sỹ Gạc Ma cầm ngọn cờ tựa lưng vào nhau hiện lên trong ánh nắng rực rỡ. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)

Khu tưởng niệm rất đẹp và thiêng liêng, có diện tích rộng được rất nhiều các đoàn công tác và người dân đến thắp hương tưởng nhớ các liệt sỹ đã hy sinh. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)

Khu tưởng niệm rất đẹp và thiêng liêng, có diện tích rộng được rất nhiều các đoàn công tác và người dân đến thắp hương tưởng nhớ các liệt sỹ đã hy sinh. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)

Tượng đài “Những người nằm lại phía chân trời” là bản hùng ca của 64 người con quả cảm của Tổ quốc đã giữ chặt lá cờ đỏ sao vàng ngay cả khi đã trút hơi thở cuối cùng trên đảo Gạc Ma. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)

Tượng đài “Những người nằm lại phía chân trời” là bản hùng ca của 64 người con quả cảm của Tổ quốc đã giữ chặt lá cờ đỏ sao vàng ngay cả khi đã trút hơi thở cuối cùng trên đảo Gạc Ma. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)

Bia tưởng niệm 64 chiến sỹ Gạc Ma đã hy sinh ngày 14/3/1988 tại Khu tưởng niệm chiến sỹ Gạc Ma. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)

Bia tưởng niệm 64 chiến sỹ Gạc Ma đã hy sinh ngày 14/3/1988 tại Khu tưởng niệm chiến sỹ Gạc Ma. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)

Tinh thần và khí phách của 64 chiến sỹ anh dũng hy sinh trên đảo Gạc Ma được lớp lớp người trẻ ghi nhớ. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)

Tinh thần và khí phách của 64 chiến sỹ anh dũng hy sinh trên đảo Gạc Ma được lớp lớp người trẻ ghi nhớ. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)

Giờ đây, mỗi tàu ra Trường Sa đều thực hiện nghi thức Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trên quần đảo Trường Sa. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)

Giờ đây, mỗi tàu ra Trường Sa đều thực hiện nghi thức Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trên quần đảo Trường Sa. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)

Đoàn công tác số 4/2023 tổ chức Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trên quần đảo Trường Sa. (Ảnh: Hồng Sơn/Vietnam+)

Đoàn công tác số 4/2023 tổ chức Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trên quần đảo Trường Sa. (Ảnh: Hồng Sơn/Vietnam+)

Nghi thức tưởng niệm có cả bi thương xen lẫn tự hào. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)

Nghi thức tưởng niệm có cả bi thương xen lẫn tự hào. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)

Có cả niềm đau xen lẫn giọt nước mắt. (Ảnh: Hồng Sơn/Vietnam+)

Có cả niềm đau xen lẫn giọt nước mắt. (Ảnh: Hồng Sơn/Vietnam+)

Nghĩa cử tri ân là lời khẳng định không ai quên khúc bi tráng Gạc Ma, không ai quên những người lính đã kiên cường bảo vệ một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc trên Biển Đông. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)

Nghĩa cử tri ân là lời khẳng định không ai quên khúc bi tráng Gạc Ma, không ai quên những người lính đã kiên cường bảo vệ một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc trên Biển Đông. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)

Tinh thần và khí phách của 64 chiến sỹ anh dũng hy sinh trên đảo Gạc Ma được lớp lớp người trẻ ghi nhớ. (Ảnh: Hồng Sơn/Vietnam+)

Tinh thần và khí phách của 64 chiến sỹ anh dũng hy sinh trên đảo Gạc Ma được lớp lớp người trẻ ghi nhớ. (Ảnh: Hồng Sơn/Vietnam+)

Những bông hoa cúc vàng được mọi người nâng niu để thả xuống biển tưởng nhớ đến các liệt sĩ đã vì Tổ quốc mà hy sinh, nằm lại nơi biển cả xa xôi. (Ảnh: Hồng Sơn/Vietnam+)

Những bông hoa cúc vàng được mọi người nâng niu để thả xuống biển tưởng nhớ đến các liệt sĩ đã vì Tổ quốc mà hy sinh, nằm lại nơi biển cả xa xôi. (Ảnh: Hồng Sơn/Vietnam+)

Ngày tổ chức lễ tưởng niệm, hàng trăm con hạc giấy được từng thành viên đoàn công tác nâng niu, thả xuống biển. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)

Ngày tổ chức lễ tưởng niệm, hàng trăm con hạc giấy được từng thành viên đoàn công tác nâng niu, thả xuống biển. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)

Hơn 35 năm qua, nhắc lại lịch sử không chỉ có tưởng niệm, có tri ân. Sự hy sinh của các anh, máu xương của các anh vì biển đảo thiêng liêng, vì sức mạnh của cả dân tộc, là căn cốt đảm bảo cho chủ quyền Tổ quốc mãi mãi là bất khả xâm phạm. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)

Hơn 35 năm qua, nhắc lại lịch sử không chỉ có tưởng niệm, có tri ân. Sự hy sinh của các anh, máu xương của các anh vì biển đảo thiêng liêng, vì sức mạnh của cả dân tộc, là căn cốt đảm bảo cho chủ quyền Tổ quốc mãi mãi là bất khả xâm phạm. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)

Chiếc vòng hoa thả xuống biển tại Quần đảo Trường Sa để tưởng nhớ các anh đã vĩnh viễn nằm lại giữa biển khơi, ở lứa tuổi thanh Xuân đẹp đẽ, trở thành sóng biển vỗ yên bờ cõi ngàn năm. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)

Chiếc vòng hoa thả xuống biển tại Quần đảo Trường Sa để tưởng nhớ các anh đã vĩnh viễn nằm lại giữa biển khơi, ở lứa tuổi thanh Xuân đẹp đẽ, trở thành sóng biển vỗ yên bờ cõi ngàn năm. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)

Thời gian có dài bao nhiêu, lịch sử có đổi thay thế nào, thì cuộc chiến đấu tự vệ và bảo vệ Trường Sa của Hải quân Nhân dân Việt Nam năm 1988 vẫn thức tỉnh trái tim người Việt về nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)

Thời gian có dài bao nhiêu, lịch sử có đổi thay thế nào, thì cuộc chiến đấu tự vệ và bảo vệ Trường Sa của Hải quân Nhân dân Việt Nam năm 1988 vẫn thức tỉnh trái tim người Việt về nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)

Nguồn VietnamPlus: http://www.vietnamplus.vn/linh-thieng-xuc-dong-le-tuong-niem-cac-chien-sy-hy-sinh-o-gac-ma/865067.vnp