Lỗ hổng cơ chế thu hút nhân tài: Đào tạo ở nước ngoài 'đã đời' nhưng lại không về nước

Thảo luận sáng 27/11 về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp nêu rõ Thủ đô là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa cả nước, nên việc xây dựng đặc thù cho Hà Nội là cần thiết. Đại biểu bày tỏ thống nhất với các nội dung như Tờ trình.

Về tổ chức chính quyền đô thị kế thừa Nghị quyết 92 nêu cụ thể rõ ràng, tuy nhiên đề nghị nghiên cứu mô hình chính quyền đô thị của Đà Nẵng và Tp.Hồ Chí Minh về không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp quận để đạt hiệu quả hoạt động cao.

Đại biểu Phạm Văn Hòa cũng nhất trí tăng số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố; đồng thời đề nghị cần đề xuất nêu rõ tăng số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách, cân đối giữa các ngành. Về cơ cấu cần xem xét quy định cứng trong luật về việc Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố là Thường trực Hội đồng nhân dân.

Về tăng biên chế, đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng cần để cấp có thẩm quyền quyết định.

Về nhiệm vụ quyền hạn, cần có quy định cụ thể, rõ ràng, rành mạch.

Về mô hình thành phố thuộc thành phố, do hiện này Hà Nội chưa có nên đề nghị khi nào có thì thành phố trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Về thu hút nhân tài, đại biểu Phạm Văn Hòa nhất trí cao, tuy nhiên còn nội dung chung chung. Dẫn chứng như trong quy định về việc hỗ trợ đào tạo, đại biểu đề nghị quy định rõ ràng về đối tượng và việc đào tạo cần có ràng buộc trách nhiệm của đối tượng tham gia.

Về dư nợ của Thành phố, đề nghị quy định mức trần vay nợ quy định tương tự như Thành phố Hồ Chí Minh.

Trung tâm Sản xuất và Phát triển Nội dung số

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/lo-hong-co-che-thu-hut-nhan-tai-dao-tao-o-nuoc-ngoai-da-doi-nhung-lai-khong-ve-nuoc-200149.htm