Loài cá quý hiếm nhất TG bất ngờ 'tái xuất' sau 85 năm tuyệt chủng
Phát hiện này bắt nguồn từ thông tin một bộ lạc địa phương đang dùng loài cá này làm thực phẩm.

Loài cá đầu rắn Chel (Channa amphibeus) vừa được tái phát hiện sau 85 năm bị cho là tuyệt chủng, làm chấn động giới khoa học. (Ảnh: Người đưa tin)

Phát hiện được công bố trên tạp chí Zootaxa, xác nhận ba mẫu vật được tìm thấy tại sông Chel, thị trấn Kalimpong, Tây Bengal (Ấn Độ).(Ảnh: Người đưa tin)

Nhà nghiên cứu cá học độc lập J. Praveenraj là người đầu tiên xác định lại danh tính loài cá quý hiếm này vào tháng 9 năm ngoái. (Ảnh: Người đưa tin)

Ông Praveenraj hợp tác cùng Quỹ Bảo tồn Động vật Hoang dã Thackeray (Mumbai) để kiểm chứng và so sánh mẫu vật với dữ liệu cổ. (Ảnh: iNaturalist)

Nhà khoa học Akshay Khandekar, cũng thuộc Quỹ Thackeray, là người tổ chức nhóm khảo sát dựa trên thông tin từ bộ lạc Rabha. (Ảnh: Wikipedia)

Cá đầu rắn Chel dài từ 80–100 cm, có vảy xanh và sọc vàng, được bộ lạc Rabha gọi là "Bora Chung" và dùng làm thức ăn. (Ảnh: Facebook)

Các đặc điểm sinh trắc học như đường kính mắt và hình dạng vảy được dùng để xác nhận danh tính loài cá. (Ảnh: Facebook)

Ông Tejas Thackeray, người sáng lập Quỹ Thackeray, nhấn mạnh phát hiện này là minh chứng cho sự bền bỉ của đa dạng sinh học. (Ảnh: novataxa.blogspot)
Mời quý độc giả xem thêm video: Cận cảnh loài cá mập ma góc cạnh.