Loại củ chứa chất 'kịch độc', cái số 1 bắt mắt mâm cơm nhà nào cũng có
Một số loại củ rất tốt nhưng khi đã mọc mầm chẳng những ăn được mà phần mầm đã mọc còn gây 'độc' cho cơ thể. Bỏ túi mẹo hay dưới đây để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Gừng bị thối, dập rất độc không nên ăn
Gừng là một loại gia vị quen thuộc trong mỗi gia đình. Kinh nghiệm dân gian cho thấy, gừng là một phương thuốc thảo dược cổ xưa được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý thông thường như viêm khớp, ho, cảm lạnh, cảm cúm, đau dạ dày, đau bụng kinh và buồn nôn. Nó không chỉ giúp làm tăng hương vị cho các món ăn mà còn có thể cải thiện khả năng miễn dịch của bạn.
Thêm gừng vào thực phẩm hàng ngày của bạn sẽ không bao giờ là một sự thất vọng khi giúp ngăn ngừa bệnh tật, tăng cường khả năng miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể.
Để hiểu rõ hơn về giá trị dinh dưỡng có trong củ gừng, hãy xem biểu đồ giá trị dinh dưỡng của 1 muỗng canh gừng:
Lượng calo - 4,8
Carbohydrate - 1,07g
Protein - 0,11g
Chất xơ - 0,12g
Chất béo - 0,5g
Khi chế biến nếu gừng gừng có chỗ bị thối, nhũn dập, bạn nên vứt bỏ, đừng ăn bởi khi ấy củ gừng đã không còn an toàn. Bởi ở củ gừng bị thối có loại độc tố mạnh tên gọi safrole. Ruột rất dễ hấp thụ loại độc tố này và nhanh chóng chuyển nó đến gan, gây trúng độc tế bào gan. Việc thường xuyên ăn gừng thối, dập sẽ làm tăng nguy cơ ung thư gan, ung thư thực quản.
Trong các nhóm gia vị của người Việt, gừng, hành, tỏi không thể thiếu. Nhưng khi thời tiết ẩm thì những loại củ này thường bị mọc mầm. Theo đó, các bà nội trợ nên bỏ túi những mẹo hay sau đây:
- Vùi gừng vào trong cát, đây là một cách giữ cho củ gừng không bị khô héo lên mốc mọc mầm.
- Hành tỏi nên cho vào túi lưới hoặc túi giấy thoáng treo cao tránh ẩm ướt, tránh để trong ngăn mát tủ lạnh.
Nếu làm theo những cách trên mà gừng, hành, tỏi vẫn mọc mầm thì đây là lời khuyên cho bạn nên dùng hay bỏ đi:
Gừng khi mọc mầm đã biến đổi các thành phần dinh dưỡng không còn như gừng chưa mọc mầm. Đặc biệt khi gừng mọc mầm không phải do vùi vào trong đất trồng mà lại mọc mầm do để lâu bị phơi ẩm không khí thì chúng thường có dấu hiệu nấm mốc, nẫu. Mặc dù vẫn thơm và cay nhưng nấm mốc, đốm đen đốm trắng trên củ gừng mọc mầm vô cùng nguy hiểm. Chúng có thể có hại cho gan vì chúng có thể sinh ra lưu huỳnh. Hơn nữa gừng khi mọc mầm bị móp nên không còn nhiều tác dụng như gừng tươi nữa.
Bởi vậy khi thấy gừng để lâu ngày bị mọc mầm, đặc biệt có thêm dấu hiệu nấm đen mốc trắng thì bỏ đi ngay, kể cả một đầu của củ gừng vẫn tươi cũng không nên gọt bỏ phần mốc và ăn phần tươi vì nấm mốc có thể đã bám cả vào phần còn tươi nguyên.
Khoai tây mọc mầm ăn vào rất "độc" cho cơ thể
Khoai tây là một loại thực phẩm phổ biến ở mọi nơi trên thế giới . Loại thực phẩm này có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như giàu canxi, phốt pho, kẽm... Khoai tây mọc mầm thực sự là loại rau củ ngậm đầy độc tố mà nhiều người vẫn ăn. Trong khoai tây mọc mầm có một lượng lớn solanine - chất có thể gây ngộ độc chết người với liều lượng 0,2 -0,4 gram trên 1kg trọng lượng cơ thể.
Những triệu chứng ngộ độc solanine là nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu, tê liệt hệ thần kinh trung ương, hôn mê và trong một số trường hợp hiếm gặp là tử vong. Dù tình trạng ngộ độc solanin nặng do ăn khoai tây chỉ xảy ra trong những trường hợp đặc biệt (do ăn quá nhiều khoai tây và ăn cả mầm khoai) nhưng tốt nhất bạn nên tuyệt đối vứt bỏ khoai tây đã mọc mầm hay phần vỏ đã chuyển màu xanh.
Khi chế biến khoai tây nhiều nhiều người vì tiếc nên cắt bỏ phần mầm đi và tiếp tục dùng khoai tây. Điều này là sai lầm, vì nếu như bạn gọt bỏ mầm mọc trên củ khoai, chất độc vẫn còn lưu trong phần còn lại, có thể sẽ gây ngộ độc ở một mức nhẹ hơn, giống như cảm giác trúng gió.
Ngoài ra, khi vỏ khoai tây chuyển sang màu xanh, nồng độ solanine chứa trong vỏ khoai tây sẽ rất cao. Nồng độ solanine này sẽ vượt quá ngưỡng an toàn cho người ăn và lúc này khoai tây có vị nhạt, đắng, dễ gây ngộ độc cho người, nếu ăn quá nhiều có thể gây tử vong.
Trúc Chi (t/h)