Loại củ vỏ 'kịch độc', cái số 1 nhiều người Việt không biết vô tư ăn

Thực tế có một số loại củ ăn cả ruột lẫn vỏ đều bổ dưỡng thì cũng có những loại vỏ rất độc tuyệt đối không nên ăn mà kẻo 'rước bệnh vào thân'.

Vỏ khoai tây "độc"

Vỏ khoai tây độc bạn không nên ăn để bảo vệ sức khỏe. Ảnh minh họa.

Vỏ khoai tây độc bạn không nên ăn để bảo vệ sức khỏe. Ảnh minh họa.

Khoai tây không chỉ là một trong những loại thực phẩm khá được yêu thích và lựa chọn chế biến trong các bữa cơm thường ngày. Hiện trên thị trường có nhiều loại khoai tây đa dạng với những đặc điểm riêng phù hợp đối với từng món ăn.

Đặc biệt hàm lượng chất xơ cao của khoai tây giúp tiêu hóa "mượt mà" hơn. Chất xơ hỗ trợ tiêu hóa và thúc đẩy nhu động ruột.

Ngoài ra, ăn nhiều khoai tây rất tốt trong việc thúc đẩy sản xuất collagen cũng mang lại lợi ích cho da. Một miếng đắp mặt đơn giản bằng khoai tây giúp trị mụn trứng cá và các vấn đề về da khác như đốm đen và trầy xước....

Khoai tây rất tốt cho sức khỏe nên được nhiều gia đình lựa chọn. Nhiều người khi chế biến khoai tây trong các món nướng, hấp, luộc thường có thói quen để cả vỏ khoai. Nhưng việc này về lâu dài có thể gây tổn hại sức khỏe.

Trong vỏ khoai tây có chứa glycoalkaloids, một chất khi ăn vào sẽ tích lũy dần trong cơ thể, đến một lượng nhất định sẽ phát độc tính.

Bởi không gây ngộ độc tức thì và không có triệu chứng rõ ràng, nên nhiều người vẫn tưởng rằng ăn vỏ khoai tây là không có vấn đề gì. Khi bị ngộ độc, người bệnh sẽ có biểu hiện da xanh xao, nhợt nhạt, sức khỏe kém.

Với những củ khoai tây đã mọc mầm hoặc có vỏ xanh còn nguy hiểm hơn thế. Khi đó, chất độc sản sinh trong khoai tây càng cao. Nếu thấy hiện tượng này thì tuyệt đối không nên ăn cả thịt và vỏ.

Vỏ củ mã thầy gây độc cho sức khỏe

Không nên ăn vỏ củ mã thầy.

Không nên ăn vỏ củ mã thầy.

Cây mã thầy được nhân dân những vùng núi cao lạnh gần biên giới Việt Nam – Trung Quốc trồng để lấy củ ăn.. Mã thầy còn gọi là củ năn, bột tề. Tên khoa học Heleocharis plantaginea R. Br. Thuộc họ Cói Cyperaceae.

Củ mã thầy (miền Nam gọi là củ năng) to bằng củ hành, ngoài có lớp vỏ màu nâu đen. Khi dùng thì cạo bỏ lớp vỏ này rồi ăn sống hay nấu với thịt, có khi được nấu chè ăn cho mát.

Đặc biệt, củ mã thầy chứa tới 77% hydrat carbon (gồm tinh bột và đường với số lượng bằng nhau), 8% protein (theo Hooper), nhưng có tác giả lại phân tích thấy trong mã thầy có 60% tinh bột và 7% protein và một ít đường (theo Hemmi).

Loại củ này được chế biến thành các món ăn giải nhiệt, ngon, mát, bổ vào mùa hè như chè củ mã thầy, canh củ mã thầy…

Cây có củ to, mọc dưới nước. Thân không có lá, tròn dài, gần như chia đốt, ngoài mặt có khía dọc, phía trong có nhiều vách ngang. Lá được thay thế bởi những bẹ hình trụ. Cụm hoa chỉ gồm có một bông hoa nhỏ màu vàng nâu ở ngọn.

Thông thường củ mã thầy được trồng ở ruộng nước. Do đó, vỏ của nó chứa nhiều chất có hại và phân bón hóa học. Ngoài ra, vỏ củ mã thầy chứa nhiều ký sinh trùng.

Không chỉ vậy loại củ này còn tự hấp thụ và thu hút các chất độc hại và chất thải trong nước, các chất hóa học xung quanh vào bên trong.

Nếu ăn phải những củ mã thầy trồng ở những vùng nước thiếu an toàn, cơ thể có thể sẽ bị nhiễm khuẩn.

Nếu muốn ăn loại củ này mang lại lợi ích cho sức khỏe bạn bạn nên loại bỏ vỏ trước khi chế biến. Tương tự như vỏ khoai lang, vỏ khoai mỡ có thể dễ dẫn đến tình trạng khó tiêu và tiêu chảy.

Trúc Chi (t/h)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/loai-cu-vo-kich-doc-cai-so-1-nhieu-nguoi-viet-khong-biet-vo-tu-an-20424090813450148.htm