Loại rau cực phẩm được coi là 'nhân sâm', nhiều người không biết đem bỏ, chỉ lấy hạt
Đây là loại rau thượng hạng, có tính ôn, vị đắng, bổ dưỡng cho sức khỏe nhưng bị 'ngó lơ' vì nhiều người không biết, tưởng chỉ dùng để lấy hạt.
Lợi ích cây vừng đối với sức khỏe
Đây là một loại thực phẩm rất thông dụng trong các món ăn của người Việt nói riêng, người châu Á nói chung. Không chỉ là thực phẩm mà từ lâu Đông y đã sử dụng vừng là một vị thuốc quý phòng chữa nhiều bệnh không phải ai cũng biết.
Cây vừng vừa lạ vừa quen nhiều người chỉ ăn hạt mà hay bỏ qua phần lá. Nó được coi là loại rau thượng hạng, có tính ôn, vị đắng, bổ dưỡng với sức khỏe.
Theo sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của GS.TS. Đỗ Tất Lợi, vừng còn gọi là mè, du tử miêu, cự thắng tử, chi ma, bắc chi ma, hồ ma.
Cây vừng là một loại cỏ nhỏ, thân có nhiều lông, cao chừng 0,6m, sống hằng năm. Người ta thường trồng vừng để lấy hạt. Hạt vừng (bao gồm vừng đen và vừng trắng) được cho vào rất nhiều món ăn.
Tuy hạt vừng còn để chế biến dầu, có hương vị rất thơm ngon, dùng để trộn các món ăn nguội, được nhiều người yêu thích. Nhưng ít người hay, lá vừng cũng là một loại rau thượng hạng.
Trong một số các nghiên cứu, lá vừng có tính ôn, vị đắng, có tác dụng bổ gan thận, có tác dụng chữa chóng mặt, rụng tóc do gan và thận yếu.
Bạn có thể hái loại rau này để chế biến món ăn. Ăn lá vừng 3 lần một tuần có thể bổ gan thận, dưỡng ẩm cho ruột.
Ngoài ra, loại rau này rất giàu chất xơ thực vật, có thể dưỡng ẩm cho đường ruột và ngăn ngừa các chứng viêm da khác nhau. Người trung niên và người già ăn loại rau này rất tốt cho đường ruột, kích thích tiêu hóa.
Thời điểm tháng 9 là mùa mà lá vừng non, có hương vị thơm ngon nhất. Bạn có thể hái loại rau này để chế biến món ăn. Ăn lá vừng 3 lần một tuần có thể bổ gan thận, dưỡng ẩm cho ruột.
Thậm chí, lá vừng mang phơi khô mang chế biến món ăn hoặc pha chè uống cũng rất ngon và tốt cho sức khỏe. Bạn đã bao giờ thử ăn loại rau này chưa?
Gợi ý món ngon từ rau lá vừng trộn tỏi ớt
Lá vừng trộn tỏi ớt
Nguyên liệu: Lá vừng, tỏi, ớt cay.
Cách làm:
Lá vừng tươi ngắt hết cuống rồi cho vào chậu, thêm một lượng nước vừa phải, rửa sạch 2-3 lần rồi vớt ra, để ráo nước.
Nhấc nồi lên bếp, cho một lượng nước thích hợp, đun sôi ở lửa lớn, cho một thìa nhỏ muối và một ít dầu ăn vào, sau đó cho lá vừng vào chần sơ trong khoảng 1 phút.
Vớt lá vừng ra và cho vào nước đun sôi để nguội trong khoảng 1 giờ. Trong thời gian này, nên thay nước hai lần.
Cách pha chế nước sốt:
Lấy một ít tỏi băm nhuyễn, ớt cay băm nhỏ cho vào tô. Cho thêm 3 thìa nước tương nhạt, 2 thìa giấm và 1 thìa dầu mè. Dùng thìa khuấy đều và đặt sang một bên.
Sau khi ngâm lá vừng, dùng tay vắt bớt nước trong lá vừng rồi đặt từng lá vừng lên đĩa rồi rưới nước sốt vừa mới chuẩn bị lên là xong.
Món lá vừng làm theo cách này rất ngon miệng, mát lạnh. Cách làm rất đơn giản. Các bạn nào chưa từng ăn lá vừng có thể thử cách này.
Đậu phụ xào lá vừng
Nguyên liệu:
Lá vừng, đậu phụ, tỏi, hành lá, ớt cay.
Cách làm:
Lá vừng bỏ cuống, rửa sạch 2-3 lần, đợi nước trong thì vớt ra, để ráo nước.
Đậu phụ cắt thành từng miếng vuông nhỏ, cho một ít muối vào nồi đã có nước đun sôi trước, sau đó đổ đậu phụ cắt miếng vào, chần khoảng 1 phút thì vớt ra để vào nước lạnh cho nguội nhanh. Cuối cùng xả nước và để ráo nước.
Nước chần đậu đừng đổ đi mà cho 1 ít dầu ăn, 1 ít muối vào, khuấy đều, sau đó cho lá vừng vào chần qua trong 1 phút.
Vớt lá vừng ra cho vào nước lạnh. Tiếp tục rửa sạch vài lần rồi cho vào chậu nước, ngâm trong 1 giờ. Trong quá trình ngâm, thay nước 2 lần. Điều này giúp mùi vị của lá vừng thơm ngon hơn.
Làm nóng chảo, cho một ít dầu ăn vào. Sau khi dầu nóng, đổ đậu phụ vào chiên cho đến khi vàng đều hai mặt.
Làm nước sốt:
Lấy nửa bát nước nhỏ, cho thêm 2 thìa nước tương nhạt, 1 thìa dầu hào, một thìa nhỏ muối, một ít đường và cuối cùng thêm chút tiêu. Dùng đũa trộn đều các nguyên liệu.
Tỏi băm nhỏ. Hành lá cắt nhỏ. Ớt băm nhỏ. Có thể thêm ớt cay tùy theo sở thích cá nhân.
Lúc này, lá vừng cũng đã được ngâm. Dùng tay vắt bớt hơi ẩm bên trong rồi đặt lên thớt và cắt thành từng đoạn nhỏ.- Đun nóng nồi, cho một ít dầu ăn vào, khi dầu nóng thì cho tỏi băm, hành lá, ớt cay vào xào thơm thì cho đậu phụ vào, dùng thìa xào vài lần rồi đổ nước sốt vào đun sôi trên lửa lớn trước, sau đó giảm lửa nhỏ đun liu riu trong 5 phút để đậu hũ ngấm nước sốt.
Tiếp theo, đổ lá vừng vào, dùng thìa đảo nhanh cho đều, xào khoảng 30 giây thì tắt bếp, bày ra đĩa là món ăn sẵn sàng.
Lá vừng làm theo cách này rất ngon miệng và tốt cho bữa ăn. Cách làm cũng rất đơn giản, bổ dưỡng và thơm ngon.