Loại rau dại 'ngon xuất sắc', nhưng 'đại kỵ' với 4 nhóm người này
Rau sam là loại rau rất 'nông dân' bởi mức độ phổ thông, dễ trồng, dễ sống nhưng vô cùng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai ăn cũng tốt.
Ăn rau sam tốt cho sức khỏe
Rau sam là loại rau mọc dại trong tự nhiên có thể tìm thấy ở nhiều địa phương. Rau sam được dùng như một loại thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của nhiều gia đình Việt. Nếu biết cách sử dụng thì rau sam sẽ mang lại rất nhiều công dụng đối với sức khỏe. Không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam rau sam còn được nhiều trên thế giới tin dùng.
Vừa qua, trên diễn đàn cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản đã chia sẻ về giá một bó rau sam tại siêu thị ở đây bán với giá 70.000-75.000 đồng. Tại Hà Lan, người dân dùng rau sam làm dưa chua, salad trộn dầu dấm. Người Trung Quốc gọi rau sam là rau trường thọ. Trong khi đó, rau sam là loại rau mọc dại ở Việt Nam. N
Rau sam là loại cỏ, cành mẫm nhẵn, rất quen thuộc ở nhiều vùng quê. Trước kia, rau sam được coi là rau dại, rau cứu đói ở các mùa hiếm rau. Tuy nhiên, ngày nay, các thực phẩm rau xanh nhiều nên loài rau này không được để ý đến. Thực tế, rau sam chứa nhiều chất quý, tốt cho sức khỏe.
Loại rau sam còn sở hữu một số khoáng chất tốt như phốt pho, sắt, mangan, canxi, đồng… trong rễ, thân, lá. Lá của rau sam còn giàu selen, magiê, vitamin A, vitamin C...
Nổi nột ở loại rau này là vị thanh dịu, chua nhẹ, một màu đỏ tía đặc trưng của thân khiến cho rau sam không lẫn vào đâu được.
Có thể phòng chống ung thư: Các hợp chất như cerebroside, polysacarit, alkaloid và homoisoflavonoid được tìm thấy trong rau có vai trò loại bỏ các tế bào gây ung thư và tăng cường sức miễn dịch của cơ thể.
Tốt cho hệ tiêu hóa: Với chất này có sẵn, rau sam được đánh giá là hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa và tiết niệu, cải thiện tình trạng táo bón, đường ruột. Ngoài ra, rau cũng có tác dụng đào thải chất dịch dư thừa trong cơ thể, từ đó giúp bạn giảm cân hiệu quả hơn.
Tốt cho hệ thần kinh: Một trong những tác dụng hàng đầu của rau sam được chứng minh là khả năng bảo vệ hệ thần kinh, hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson. Nguyên nhân là do các thành phần được tìm thấy trong rau có tác dụng loại bỏ các gốc tự do, giảm quá trình chết đi của tế bào thần kinh trong cơ thể. Ngoài ra, các chất trong rau sam cũng có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh do tình trạng thiếu oxy gây ra, cũng như ức chế enzym acetylcholinesterase - chất thường gặp đối với người mắc Alzheimer. Do đó, sử dụng rau cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị Alzheimer.
Chống viêm hiệu quả: Với sự có mặt của omega-3, các chất nhầy và chất khoáng, rau tác dụng tốt với việc giảm đau, chống viêm. Đặc biệt là với các tình trạng đau do tiêu hóa hay các bệnh liên quan đến đường tiết niệu.
Tốt cho tim mạch: Với hàm lượng khá cao Omega-3 và kali, rau tác dụng tốt với việc cải thiện sức khỏe tim mạch, hạn chế tình trạng rối loạn nhịp tim, điều chỉnh hàm lượng cholesterol có trong máu và giúp huyết áp được ổn định hơn.
Có thể thanh lọc cơ thể, giải nhiệt: Rau có tính mát nên có tác dụng rất tốt với việc thanh lọc và giải nhiệt cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng rau sam với nhiều cách chế biến khác như nấu canh, ép nước uống, sắc nước...
Tốt cho xương khớp: Trong rau có chứa hàm lượng cao canxi tốt cho sự chắc khỏe của hệ thống xương khớp. Cùng với đó, vitamin E và chất glutathione có tác dụng bảo vệ màng tế bào khỏi sự ảnh hưởng của tác yếu tố gây hại.
4 nhóm người tuyệt đối không nên ăn rau sam
- Bà bầu: Trong y học cổ truyền, rau sam tính hàn, có công dụng giải độc, trừ giun sán, có thể gây kích thích mạnh đến tử cung. Phụ nữ trong thai kỳ không nên ăn rau sam vì sẽ làm tử cung co bóp, dẫn đến sảy thai, sinh non và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người mẹ. Trong giai đoạn 3 tháng đầu, nên bỏ hoàn toàn loại rau này ra khỏi thực đơn dành cho mẹ bầu.
- Người hay tiêu chảy, lạnh bụng: Rau sam tính hàn, không phù hợp cho người bị tiêu chảy do lạnh bụng, tránh làm bệnh nặng hơn.
- Những người có dạ dày, tì vị yếu: Những đối tượng trên không nên ăn nhiều rau sam để tránh tăng gánh nặng cho cơ thể, làm suy giảm hệ miễn dịch và gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
- Những người đang uống thuốc bắc: Trong quá trình trị liệu bằng thuốc Bắc, tốt nhất là không ăn rau sam, nếu không sẽ giảm tác dụng điều trị của thuốc hoặc làm bệnh biến chuyển nặng hơn.
Những lưu ý khi sử dụng rau sam, không phải ai cũng biết
Rau sam là loại thực phẩm và dược phẩm nhiều công dụng hữu ích đến đời sống và sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.
- Thông thường khi sử dụng rau sam tươi, chỉ nên sử dụng từ 50 - 100 gram/ngày.
- Rau sam tốt nhưng nên nạn chế sử dụng rau với các đối tượng gồm phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người bị tiêu chảy, kiết lị, người tiền sử mắc bệnh sỏi thận hoặc đang trong quá trình điều trị sỏi thận.
- Không nấu rau quá kỹ để tránh mất đi các chất dinh dưỡng.
- Lưu ý không chế biến rau chung với 3 loại thực phẩm sau là thịt ba ba, trứng vịt lộn và thịt rùa. Khi kết hợp chung, món ăn sẽ gây ra tình trạng ngộ độc với người dùng.
- Rau sam là loại rau mọc dại, nếu không phân biệt kỹ sẽ bị nhầm lẫn với các loại rau mọc dại nhưng có độc khác.
Trúc Chi (t/h)