Loạt ảnh đẹp mê mẩn chưa từng thấy về tinh vân Nhện Đỏ

Hình ảnh mới được kính viễn vọng James Webb gửi về Trái Đất ảnh tiết lộ nhiều đặc điểm chưa từng biết về tinh vân Tarantula cách Trái Đất 161.000 năm ánh sáng.

Tinh vân Tarantula còn được biết đến với các tên gọi khác là "30 Doradus" hay " Tinh vân Nhện Đỏ" là một vùng không gian đặc trưng bởi các sợi bụi khổng lồ giống như chân của một con nhện lông. Từ lâu, nó đã trở thành đối tượng quan sát yêu thích của các nhà thiên văn quan tâm đến sự hình thành sao.

Tinh vân Tarantula còn được biết đến với các tên gọi khác là "30 Doradus" hay " Tinh vân Nhện Đỏ" là một vùng không gian đặc trưng bởi các sợi bụi khổng lồ giống như chân của một con nhện lông. Từ lâu, nó đã trở thành đối tượng quan sát yêu thích của các nhà thiên văn quan tâm đến sự hình thành sao.

Nằm cách Trái Đất 161.000 năm ánh sáng trong thiên hà Đám mây Magellan Lớn, tinh vân Tarantula là vùng hình thành sao lớn nhất và sáng nhất trong Cụm thiên hà địa phương- những thiên hà gần Dải Ngân hà nhất. Theo NASA, khu vực này là nơi có những ngôi sao nặng nhất và nóng nhất từng được biết đến.

Nằm cách Trái Đất 161.000 năm ánh sáng trong thiên hà Đám mây Magellan Lớn, tinh vân Tarantula là vùng hình thành sao lớn nhất và sáng nhất trong Cụm thiên hà địa phương- những thiên hà gần Dải Ngân hà nhất. Theo NASA, khu vực này là nơi có những ngôi sao nặng nhất và nóng nhất từng được biết đến.

Nhờ thiết bị hồng ngoại độ phân giải cao của kính viễn vọng không gian James Webb, các nhà nghiên cứu lần đầu tiên có thể nhìn thấy hàng nghìn ngôi sao trẻ mà trước đây chưa từng được biết đến trong vũ trụ.

Nhờ thiết bị hồng ngoại độ phân giải cao của kính viễn vọng không gian James Webb, các nhà nghiên cứu lần đầu tiên có thể nhìn thấy hàng nghìn ngôi sao trẻ mà trước đây chưa từng được biết đến trong vũ trụ.

Camera chính của kính thiên văn, camera cận ngoại gần (NIRCam) đã chụp khoang trung tâm của tinh vân và cho thấy tinh vân đã bị làm rỗng bởi bức xạ mang theo gió sao, phát ra từ một cụm sao trẻ khổng lồ xuất hiện dưới dạng các chấm màu xanh lam nhạt.

Camera chính của kính thiên văn, camera cận ngoại gần (NIRCam) đã chụp khoang trung tâm của tinh vân và cho thấy tinh vân đã bị làm rỗng bởi bức xạ mang theo gió sao, phát ra từ một cụm sao trẻ khổng lồ xuất hiện dưới dạng các chấm màu xanh lam nhạt.

Máy đo quang phổ cận hồng ngoại (NIRSpec) của Webb khi phân tích các mẫu ánh sáng để xác định thành phần của các vật thể đã bắt gặp một ngôi sao trẻ đang "ngấu nghiến" đám mây bụi xung quanh nó.

Máy đo quang phổ cận hồng ngoại (NIRSpec) của Webb khi phân tích các mẫu ánh sáng để xác định thành phần của các vật thể đã bắt gặp một ngôi sao trẻ đang "ngấu nghiến" đám mây bụi xung quanh nó.

Trong khi đó, thiết bị hồng ngoại tầm trung (MIRI) sử dụng bước sóng dài hơn của tia hồng ngoại để xuyên qua các hạt bụi hấp thụ hoặc tán xạ bước sóng ngắn hơn.

Trong khi đó, thiết bị hồng ngoại tầm trung (MIRI) sử dụng bước sóng dài hơn của tia hồng ngoại để xuyên qua các hạt bụi hấp thụ hoặc tán xạ bước sóng ngắn hơn.

Việc này giúp làm mờ các ngôi sao nóng và rõ hơn các vùng lạnh, để lộ những điểm ánh sáng chưa từng thấy trong vườn ươm sao. Điều này cho thấy các tiền sao vẫn đang gia tăng khối lượng.

Việc này giúp làm mờ các ngôi sao nóng và rõ hơn các vùng lạnh, để lộ những điểm ánh sáng chưa từng thấy trong vườn ươm sao. Điều này cho thấy các tiền sao vẫn đang gia tăng khối lượng.

Sự quan tâm của giới thiên văn đối với tinh vân Tarantula bắt nguồn từ thành phần hóa học của nó tương tự với các vùng hình thành sao khổng lồ được quan sát vài tỷ năm sau Vụ nổ lớn, thời kỳ được gọi là "buổi trưa vũ trụ" khi sự hình thành sao đạt đến đỉnh điểm.

Sự quan tâm của giới thiên văn đối với tinh vân Tarantula bắt nguồn từ thành phần hóa học của nó tương tự với các vùng hình thành sao khổng lồ được quan sát vài tỷ năm sau Vụ nổ lớn, thời kỳ được gọi là "buổi trưa vũ trụ" khi sự hình thành sao đạt đến đỉnh điểm.

Chỉ cách chúng ta 161.000 năm ánh sáng, Tarantula là một ví dụ dễ thấy về thời kỳ phát triển rực rỡ của vũ trụ.

Chỉ cách chúng ta 161.000 năm ánh sáng, Tarantula là một ví dụ dễ thấy về thời kỳ phát triển rực rỡ của vũ trụ.

Webb cũng cung cấp cho các nhà khoa học cơ hội quan sát những thiên hà xa xôi và so sánh chúng với Tarantula để hiểu rõ hơn những điểm tương đồng và khác biệt.

Webb cũng cung cấp cho các nhà khoa học cơ hội quan sát những thiên hà xa xôi và so sánh chúng với Tarantula để hiểu rõ hơn những điểm tương đồng và khác biệt.

Đi vào hoạt động từ tháng 7, Webb là kính viễn vọng không gian mạnh nhất từng được chế tạo. Các nhà thiên văn học tin rằng nó sẽ mở ra một kỷ nguyên khám phá vũ trụ mới cho nhân loại.

Đi vào hoạt động từ tháng 7, Webb là kính viễn vọng không gian mạnh nhất từng được chế tạo. Các nhà thiên văn học tin rằng nó sẽ mở ra một kỷ nguyên khám phá vũ trụ mới cho nhân loại.

Lê Trang (theo AFP)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/loat-anh-dep-me-man-chua-tung-thay-ve-tinh-van-nhen-do-1747952.html