Loạt cổ vật vô giá của vương quốc Champa ở TP HCM

Bảo tàng Lịch sử TP HCM là nơi sở hữu một trong những bộ sưu tập hiện vật Champa cổ lớn nhất Việt Nam. Cùng điểm qua một số cổ vật Chăm có giá trị đặc biệt đang được lưu giữ tại nơi đây.

1. Bảo vật quốc gia Tượng Phật Đồng Dương được phát hiện vào năm 1911 tại di chỉ khảo cổ Đồng Dương, nay thuộc xã Bình Định, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Tượng được đúc đồng thau, nặng 120 kg, cao 120 cm, tạo hình Đức Phật trong tư thế đứng như đang thuyết pháp.

1. Bảo vật quốc gia Tượng Phật Đồng Dương được phát hiện vào năm 1911 tại di chỉ khảo cổ Đồng Dương, nay thuộc xã Bình Định, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Tượng được đúc đồng thau, nặng 120 kg, cao 120 cm, tạo hình Đức Phật trong tư thế đứng như đang thuyết pháp.

Tượng có niên đại vào khoảng thế kỷ 8–9, liên quan đến một giai đoạn Phật giáo ở vương quốc Champa phát triển hưng thịnh nhất, đó là thời Indravarman II. Hiện vật mang dấu ấn phong cách nghệ thuật Amaravati - một trung tâm nghệ thuật Phật giáo miền Nam Ấn Độ thời cổ.

Tượng có niên đại vào khoảng thế kỷ 8–9, liên quan đến một giai đoạn Phật giáo ở vương quốc Champa phát triển hưng thịnh nhất, đó là thời Indravarman II. Hiện vật mang dấu ấn phong cách nghệ thuật Amaravati - một trung tâm nghệ thuật Phật giáo miền Nam Ấn Độ thời cổ.

2. Được phát hiện tại thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, Bảo vật quốc gia Tượng Avalokitesvara Hoài Nhơn có niên đại vào khoảng thế kỷ 8-9. Tượng có chiều cao 64 cm, thể hiện Avalokitesvara (Bồ Tát Quán Thế Âm) trong tư thế đứng, búi cao có miện chạm hình Phật A Di Đà ngồi.

2. Được phát hiện tại thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, Bảo vật quốc gia Tượng Avalokitesvara Hoài Nhơn có niên đại vào khoảng thế kỷ 8-9. Tượng có chiều cao 64 cm, thể hiện Avalokitesvara (Bồ Tát Quán Thế Âm) trong tư thế đứng, búi cao có miện chạm hình Phật A Di Đà ngồi.

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, tượng Avalokitesvara Hoài Nhơn đã góp phần phản ánh sự phát triển của Phật giáo Champa hơn một thiên niên kỷ trước. Đây thực sự là một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo, chứng minh cho tài năng của các nghệ nhân Chăm thời kỳ này.

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, tượng Avalokitesvara Hoài Nhơn đã góp phần phản ánh sự phát triển của Phật giáo Champa hơn một thiên niên kỷ trước. Đây thực sự là một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo, chứng minh cho tài năng của các nghệ nhân Chăm thời kỳ này.

3. Bảo vật quốc gia Tượng nữ thần Devi là một trong những tác phẩm điêu khắc nữ thần xuất sắc của nền văn hóa Champa. Hiện vật được tìm thấy ở Hương Quế, Quế Sơn, Quảng Nam, có niên đại vào thế kỷ 10, cao 38,5 cm, rộng 21,6 cm, nặng 20 kg, được chế tác bằng đá sa thạch.

3. Bảo vật quốc gia Tượng nữ thần Devi là một trong những tác phẩm điêu khắc nữ thần xuất sắc của nền văn hóa Champa. Hiện vật được tìm thấy ở Hương Quế, Quế Sơn, Quảng Nam, có niên đại vào thế kỷ 10, cao 38,5 cm, rộng 21,6 cm, nặng 20 kg, được chế tác bằng đá sa thạch.

Theo truyền thuyết Chăm, nữ thần Devi có tên thật là Rija Kula Hara Devi, là vợ của vua Indravarman II. Lúc sinh thời, bà là người có tấm lòng từ bi và có nhiều công lao với đất nước. Sau khi mất, bà được vua Jaya Shinhavarman I phong thần và dựng tháp thờ.

Theo truyền thuyết Chăm, nữ thần Devi có tên thật là Rija Kula Hara Devi, là vợ của vua Indravarman II. Lúc sinh thời, bà là người có tấm lòng từ bi và có nhiều công lao với đất nước. Sau khi mất, bà được vua Jaya Shinhavarman I phong thần và dựng tháp thờ.

4. Bệ thờ 9 vị thần Navagraha là tên gọi của một hiện vật Champa cổ có một không hai từng được tìm thấy ở Việt Nam. Có niên đại từ thế kỷ thứ 10, hiện vật làm bằng đá, được tìm thấy ở di chỉ Trà Kiệu, nơi từng là kinh đô của Avamarati, một trong 5 tiểu quốc của vương quốc Champa.

4. Bệ thờ 9 vị thần Navagraha là tên gọi của một hiện vật Champa cổ có một không hai từng được tìm thấy ở Việt Nam. Có niên đại từ thế kỷ thứ 10, hiện vật làm bằng đá, được tìm thấy ở di chỉ Trà Kiệu, nơi từng là kinh đô của Avamarati, một trong 5 tiểu quốc của vương quốc Champa.

Dù không còn nguyên vẹn, hiện vật mang một giá trị đặc biệt khi là tác phẩm điêu khắc duy nhất của văn hóa Chăm thể hiện hình ảnh của Navagraha (Cửu Diệu) - 9 vị thần gắn với truyền thống của Ấn Độ về vũ trụ luận - được tìm thấy ở Việt Nam cho tới nay.

Dù không còn nguyên vẹn, hiện vật mang một giá trị đặc biệt khi là tác phẩm điêu khắc duy nhất của văn hóa Chăm thể hiện hình ảnh của Navagraha (Cửu Diệu) - 9 vị thần gắn với truyền thống của Ấn Độ về vũ trụ luận - được tìm thấy ở Việt Nam cho tới nay.

5. Tượng thần Siva bằng đá, niên đại thế kỷ 15, tìm thấy ở di chỉ Đại Hữu (Phù Cát, Bình Định), là hiện vật cho thấy bước khởi đầu của giai đoạn chuyển đổi trong nghệ thuật điêu khắc Chăm. Vào thời gian này, tạo hình các vị thần theo phong cách hiện thực dần nhường chỗ cho sự cách điệu.

5. Tượng thần Siva bằng đá, niên đại thế kỷ 15, tìm thấy ở di chỉ Đại Hữu (Phù Cát, Bình Định), là hiện vật cho thấy bước khởi đầu của giai đoạn chuyển đổi trong nghệ thuật điêu khắc Chăm. Vào thời gian này, tạo hình các vị thần theo phong cách hiện thực dần nhường chỗ cho sự cách điệu.

Siva là một trong các vị thần quan trọng của Ấn giáo, được xem như biểu tượng của sự vô hạn, siêu việt, bất biến và vô tướng vô hình. Trong các ảnh tượng, thần thường được thể hiện trong trạng thái thiền định sâu hoặc đang múa. Vật cưỡi của thần là con bò mộng Nandi.

Siva là một trong các vị thần quan trọng của Ấn giáo, được xem như biểu tượng của sự vô hạn, siêu việt, bất biến và vô tướng vô hình. Trong các ảnh tượng, thần thường được thể hiện trong trạng thái thiền định sâu hoặc đang múa. Vật cưỡi của thần là con bò mộng Nandi.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/loat-co-vat-vo-gia-cua-vuong-quoc-champa-o-tp-hcm-2018503.html