1. Hươu cao cổ bạch tạng: Hai mẹ con hươu cao cổ với cơ thể hoàn toàn trắng được phát hiện ở khu bảo tồn Ishaqbini Hirola ở Kenya. Chúng mắc phải đột biến gene hiếm gặp, không thể tạo ra sắc tố da và lông.
2. Snowflake (hoa tuyết): Là một con khỉ đột bạch tạng nổi tiếng được bắt tại Guinea Xích đạo năm 1966. Snowflake sống 40 năm tại vườn thú Barcelona, Tây Ban Nha, trước khi qua đời vì bệnh ung thư da.
3. Cá sấu Claude: Sống ở một đầm lầy nhân tạo tại Viện Khoa học California, Mỹ, Claude là một con cá sấu bạch tạng. Do bị bạch tạng, mắt của Claude nhìn khá kém, khiến nó thường xuyên va vào các vật thể xung quanh.
4. Đười ươi bạch tạng ở Borneo: Một con đười ươi cái bị bạch tạng được giải cứu tại đảo Borneo, Indonesia vào năm 2017.
5. Chim Cánh Cụt Snowdrop: Là một con chim cánh cụt bạch tạng sinh ra tại vườn thú Bristol, Anh. Nó chỉ sống vài năm trước khi đột tử vào năm 2004.
6. Gấu Túi Onya-Birri: Chào đời tại vườn thú San Diego, Mỹ, vào năm 1997, Onya-Birri là gấu túi bạch tạng đầu tiên được biết đến trong giới khoa học.
7. Migaloo: Là một con cá voi lưng gù bạch tạng được nhiều người biết đến ở Australia. Migaloo thường xuất hiện trong mùa di cư bơi dọc vùng biển phía đông của Australia.
8. Rùa biển Blanche bạch tạng: Một con rùa biển Blanche bạch tạng mới ra đời tại khu nghỉ dưỡng Six Senses Côn Đảo, Việt Nam vào năm 2023.
Mời quý độc giả xem thêm video: Loài động vật xấu xí nhất thế giới khiến nhiều người ám ảnh.
Thiên Trang (Th)