Đi bộ nhanh là bài tập có tác động thấp mang lại lợi ích cho mọi lứa tuổi. Ảnh minh họa
Săn chắc thân dưới: Đi bộ nhanh 30 phút có thể đốt cháy 200 calo, săn chắc cơ chân và bụng. Theo thời gian, lượng calo đốt cháy nhiều có tác dụng giảm cân. Các mô cơ ở chân và bụng có thể đốt cháy lượng calo nhiều gấp 4 lần so với chất béo. Duy trì cường độ đi bộ nhanh khoảng 60 phút mỗi ngày tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa
Tăng cường sức mạnh cho xương: Đối với bệnh nhân bị loãng xương, đi bộ nhanh là một cách tuyệt vời để loại bỏ nguy cơ mất khối lượng xương. Hoạt động này thậm chí có thể giúp cung cấp sức mạnh cho xương và thậm chí tăng mật độ xương. Đây cũng là một cách tuyệt vời để rèn luyện cơ chân và cơ bụng. Nếu thực hiện đúng cách và đúng tư thế, cơ bụng và vòng eo cũng có thể được săn chắc. Ảnh minh họa
Giảm đau lưng: So với đi bộ bình thường, đi bộ nhanh có thể phân tán tải trọng khắp cơ thể, nhờ đó giải phóng các mô của cột sống, duy trì cân nặng hợp lý và giảm áp lực cho lưng. Ảnh minh họa
Giảm căng thẳng và lo lắng: Đi bộ nhanh là một lựa chọn lý tưởng cho những người muốn xả hơi trong khi tập thể dục. Nếu bạn đã quá căng thẳng với công việc hay tiêu cực với một tình huống hay một người nào đó, thì đi bộ nhanh là một lựa chọn khôn ngoan để giải tỏa tâm lý. Ảnh minh họa
Tránh xa gan nhiễm mỡ: Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những người thường xuyên đi bộ có tuần hoàn máu tốt hơn, máu có thể tích tụ ở đầu nhiều mao mạch trong gan giúp tăng cường chức năng trao đổi chất của gan. Ngoài ra, tập thể dục có thể đốt cháy calo, giảm cân, giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
Cách đi bộ nhanh hơn Đứng thẳng: Duỗi thẳng cột sống như thể bạn đang được nâng lên từ đỉnh đầu. Khi tư thế của bạn tốt và các cơ cốt lõi được kích hoạt, bạn sẽ có sải chân mạnh mẽ hơn.
Cong cánh tay: Bạn sẽ không chạy với cánh tay thẳng, điều đó sẽ làm bạn chậm lại. Tương tự như khi đi bộ. Khi bạn cong cánh tay, bạn sẽ vung chúng nhanh hơn. Và vì cơ thể bạn thích đồng bộ, nên chân bạn sẽ tăng tốc để đồng bộ với cánh tay. Ảnh minh họa
Tiếp đất bằng gót chân: Tiếp đất bằng gót chân và sau đó là bàn chân. Khi chân bạn vung về phía trước, gót chân sẽ là phần đầu tiên của bàn chân tiếp xúc với mặt đường. Tập trung giữ các ngón chân lên khi bạn tiếp đất.
Giữ chân trước thẳng: Từ lúc bàn chân chạm đất cho đến khi chân ở dưới cơ thể, hãy giữ chân thẳng nhưng không khóa ở đầu gối. Bạn sẽ có sải chân mượt mà hơn và có thể đẩy mình về phía trước dễ dàng hơn. Ảnh minh họa
Vân Giang (Tổng hợp)