Lớp học đón gió trùng khơi giữa biển trời Đông Bắc

Bên ngoài lớp học là sóng và gió từ biển khơi, bên trong lớp học là tiếng đọc bài ê a của học sinh Đảo Trần – hòn đảo tiền tiêu vùng Đông Bắc Tổ quốc.

Trường học liên cấp Đảo Trần (thôn Trần, xã Thanh Lân, huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh) tựa lưng vào ngọn đồi nhỏ, nhìn thẳng ra cầu cảng và biển trời mênh mông. Trường khánh thành từ tháng 5/2016 trên hòn đảo chỉ cách đường phân định vịnh Bắc Bộ khoảng 4-5km, cũng là đảo xa đất liền nhất của Quảng Ninh.

Trường học liên cấp Đảo Trần (thôn Trần, xã Thanh Lân, huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh) tựa lưng vào ngọn đồi nhỏ, nhìn thẳng ra cầu cảng và biển trời mênh mông. Trường khánh thành từ tháng 5/2016 trên hòn đảo chỉ cách đường phân định vịnh Bắc Bộ khoảng 4-5km, cũng là đảo xa đất liền nhất của Quảng Ninh.

Ngôi trường khang trang với 8 phòng chức năng rộng rãi nhưng chỉ có 9 học sinh bậc tiểu học, 3 bé mầm non cùng 3 cô giáo đứng lớp. Lớp ghép, tấm bảng nào cũng chia đôi. Các em là con của 12 gia đình thanh niên đã xung phong ra đảo từ năm 2014, lấy nghề biển làm kế sinh nhai và quyết tâm xây dựng một cuộc sống mới. Trước đó, đảo chỉ có các đơn vị quân đội, trạm hải đăng và duy nhất một gia đình sinh sống.

Ngôi trường khang trang với 8 phòng chức năng rộng rãi nhưng chỉ có 9 học sinh bậc tiểu học, 3 bé mầm non cùng 3 cô giáo đứng lớp. Lớp ghép, tấm bảng nào cũng chia đôi. Các em là con của 12 gia đình thanh niên đã xung phong ra đảo từ năm 2014, lấy nghề biển làm kế sinh nhai và quyết tâm xây dựng một cuộc sống mới. Trước đó, đảo chỉ có các đơn vị quân đội, trạm hải đăng và duy nhất một gia đình sinh sống.

Năm học này, 3 cô giáo chuyển từ trường tiểu học trên đảo Thanh Lân sang công tác tại phân hiệu Đảo Trần. Cô giáo Phạm Thị Mai dạy lớp ghép Một và Hai kể, mặc dù cũng sống ở đảo nhưng khi vượt sóng thêm 45km từ trường chính tới đây, các cô càng hiểu rõ hơn những thiệt thòi của các em.

Năm học này, 3 cô giáo chuyển từ trường tiểu học trên đảo Thanh Lân sang công tác tại phân hiệu Đảo Trần. Cô giáo Phạm Thị Mai dạy lớp ghép Một và Hai kể, mặc dù cũng sống ở đảo nhưng khi vượt sóng thêm 45km từ trường chính tới đây, các cô càng hiểu rõ hơn những thiệt thòi của các em.

“Đảo neo người, các em khá rụt rè nhưng luôn ngoan ngoãn, chăm học”. Sĩ số của trường năm học này đông hơn hẳn vì có thêm 4 học sinh là con, cháu của các cô giáo theo mẹ ra “cắm đảo”, các lớp học thêm phần sôi nổi, rộn rã.

“Đảo neo người, các em khá rụt rè nhưng luôn ngoan ngoãn, chăm học”. Sĩ số của trường năm học này đông hơn hẳn vì có thêm 4 học sinh là con, cháu của các cô giáo theo mẹ ra “cắm đảo”, các lớp học thêm phần sôi nổi, rộn rã.

Hôm nay học sinh lớp một tập viết, còn lớp hai tập đọc bài thơ Mẹ, tiếng đọc bài dõng dạc vang lên “Lời ru có gió mùa thu/Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về…”. Thông qua những bài học đầu đời, các cô giáo cũng khéo léo lồng ghép nhiều câu chuyện giúp các em thêm hiểu về đảo, về quê hương trên sóng cả của mình.

Hôm nay học sinh lớp một tập viết, còn lớp hai tập đọc bài thơ Mẹ, tiếng đọc bài dõng dạc vang lên “Lời ru có gió mùa thu/Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về…”. Thông qua những bài học đầu đời, các cô giáo cũng khéo léo lồng ghép nhiều câu chuyện giúp các em thêm hiểu về đảo, về quê hương trên sóng cả của mình.

Cũng là tấm bảng chia đôi, nhưng lớp ghép ba và năm của cô giáo Trần Thị Hòa chỉ có 2 học sinh. Năm nay, hai em được học thêm môn tiếng Anh trực tuyến với giáo viên từ trường chính Thanh Lân, cũng như bước đầu tiếp cận môn tin học.

Cũng là tấm bảng chia đôi, nhưng lớp ghép ba và năm của cô giáo Trần Thị Hòa chỉ có 2 học sinh. Năm nay, hai em được học thêm môn tiếng Anh trực tuyến với giáo viên từ trường chính Thanh Lân, cũng như bước đầu tiếp cận môn tin học.

Cô giáo Nguyễn Thị Lý phụ trách lớp mầm non 3 và 5 tuổi kể, phụ huynh trên đảo rất quan tâm đến việc học của con em mình. Biết các cô xa gia đình, vài ba tháng mới về nhà, thỉnh thoảng chị em lại dúi cho mớ cá, chia cho tấm bánh. “Tình cảm ấm áp, gần gũi đó giúp chúng tôi thêm yên tâm công tác”, cô Lý tâm sự.

Cô giáo Nguyễn Thị Lý phụ trách lớp mầm non 3 và 5 tuổi kể, phụ huynh trên đảo rất quan tâm đến việc học của con em mình. Biết các cô xa gia đình, vài ba tháng mới về nhà, thỉnh thoảng chị em lại dúi cho mớ cá, chia cho tấm bánh. “Tình cảm ấm áp, gần gũi đó giúp chúng tôi thêm yên tâm công tác”, cô Lý tâm sự.

Qua từng năm, trang thiết bị dạy và học của trường ngày một đủ đầy hơn. Trẻ em đến lớp được miễn học phí, người dân được cấp thẻ bảo hiểm y tế, các công trình đường giao thông, bưu điện, trạm viễn thông... cũng dần hoàn thiện. Cha mẹ các em được vay vốn sửa chữa, đóng mới tàu thuyền, dịch vụ hậu cần nghề cá… Mọi hoạt động đi biển sóng gió, ngày thường khám chữa bệnh luôn có bộ đội trên đảo hỗ trợ, đồng hành. Từ 2/9/2020, điện lưới quốc gia bừng sáng trên đảo Trần, đảo không còn “khát” điện, “khát” nước ngọt.

Qua từng năm, trang thiết bị dạy và học của trường ngày một đủ đầy hơn. Trẻ em đến lớp được miễn học phí, người dân được cấp thẻ bảo hiểm y tế, các công trình đường giao thông, bưu điện, trạm viễn thông... cũng dần hoàn thiện. Cha mẹ các em được vay vốn sửa chữa, đóng mới tàu thuyền, dịch vụ hậu cần nghề cá… Mọi hoạt động đi biển sóng gió, ngày thường khám chữa bệnh luôn có bộ đội trên đảo hỗ trợ, đồng hành. Từ 2/9/2020, điện lưới quốc gia bừng sáng trên đảo Trần, đảo không còn “khát” điện, “khát” nước ngọt.

Ngọc Anh – cô bé nhanh nhẹn nhất trường được giao “trọng trách” gióng trống ra chơi. Những đứa trẻ trên đảo khi học hết bậc tiểu học sẽ vào đất liền học tiếp tại các trường nội trú. Đã có những thanh niên trưởng thành từ đảo, người đi phục vụ nghĩa vụ quân sự, học nghề, người quay trở lại gắn bó với nghề cá cùng gia đình.

Ngọc Anh – cô bé nhanh nhẹn nhất trường được giao “trọng trách” gióng trống ra chơi. Những đứa trẻ trên đảo khi học hết bậc tiểu học sẽ vào đất liền học tiếp tại các trường nội trú. Đã có những thanh niên trưởng thành từ đảo, người đi phục vụ nghĩa vụ quân sự, học nghề, người quay trở lại gắn bó với nghề cá cùng gia đình.

Không gian yêu thích của lũ trẻ không phải sân trường lồng lộng gió mà chính là gian phòng có các trò chơi hấp dẫn. Điểm vui chơi do Đoàn Thanh niên Khối các cơ quan tỉnh Quảng Ninh trang bị vào năm 2021 có đủ cầu trượt, bể bóng, thú nhún, bàn tô tượng...

Không gian yêu thích của lũ trẻ không phải sân trường lồng lộng gió mà chính là gian phòng có các trò chơi hấp dẫn. Điểm vui chơi do Đoàn Thanh niên Khối các cơ quan tỉnh Quảng Ninh trang bị vào năm 2021 có đủ cầu trượt, bể bóng, thú nhún, bàn tô tượng...

Giờ chơi ồn ào, náo nhiệt trong tiếng cười đùa vui vẻ. Học kiến thức mới, vui chơi ngoại khóa, được gặp cô giáo và bạn bè nên các em đều rất háo hức đến trường mỗi ngày.

Giờ chơi ồn ào, náo nhiệt trong tiếng cười đùa vui vẻ. Học kiến thức mới, vui chơi ngoại khóa, được gặp cô giáo và bạn bè nên các em đều rất háo hức đến trường mỗi ngày.

Kết thúc giờ học buổi sáng, các cô giáo lại tất bật nấu cơm trưa cho các con, chuẩn bị cho các tiết học buổi chiều.

Kết thúc giờ học buổi sáng, các cô giáo lại tất bật nấu cơm trưa cho các con, chuẩn bị cho các tiết học buổi chiều.

Sinh hoạt của các cô được bố trí tại một phòng học khác được tận dụng lại. Bữa cơm hôm nay như Tết đến sớm vì có thêm món bánh chưng được các chú bộ đội trên đảo gói tặng.

Sinh hoạt của các cô được bố trí tại một phòng học khác được tận dụng lại. Bữa cơm hôm nay như Tết đến sớm vì có thêm món bánh chưng được các chú bộ đội trên đảo gói tặng.

Dù đảo còn nhiều khó khăn, nhưng các cô vẫn luôn dặn nhau cố gắng chăm lo cho từng “mầm xanh” đã gieo trên Đảo Trần, để các em lớn lên trở thành rừng dương bên sóng cả, vững chãi như cột cờ chủ quyền, như lá cờ Tổ quốc đang tung bay trên hòn đảo tiền tiêu./.

Dù đảo còn nhiều khó khăn, nhưng các cô vẫn luôn dặn nhau cố gắng chăm lo cho từng “mầm xanh” đã gieo trên Đảo Trần, để các em lớn lên trở thành rừng dương bên sóng cả, vững chãi như cột cờ chủ quyền, như lá cờ Tổ quốc đang tung bay trên hòn đảo tiền tiêu./.

Trường Giang/VOV-Đông Bắc

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/lop-hoc-don-gio-giua-trung-khoi-bien-troi-dong-bac-post991933.vov