Lương giáo viên sau khi tăng lương cơ sở từ 1/7/2024

Dưới đây là bảng lương chi tiết của giáo viên khi lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng, thầy cô có thể tham khảo.

Thông tin tại cuộc họp báo chiều 20/6 của Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết ngày 19/6, Bộ Chính trị đã kết luận về cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024.

Theo đó, Chính phủ đề xuất điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) .

Trong thời gian chưa đủ điều kiện thực hiện 9 loại phụ cấp mới, tiếp tục thực hiện các loại phụ cấp hiện hành. Đồng thời, giao Chính phủ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chế độ phụ cấp và một số chế độ đặc thù của lực lượng vũ trang và của cán bộ, công chức, viên chức một số chuyên ngành (đặc biệt là phụ cấp theo nghề) mà trong quá trình thực hiện có phát sinh bất hợp lý. [1]

Nếu đề xuất này được Quốc hội thông qua, mức lương chi tiết của giáo viên ra sao?

Dưới đây là bảng lương chi tiết của giáo viên khi lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng, thầy cô có thể tham khảo.

Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn.

1. Bảng lương tham khảo với giáo viên mầm non

Đơn vị: 1.000 đồng

Hệ số lương giáo viên mầm non căn cứ theo quy định tại Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT.

2. Bảng lương tham khảo với giáo viên tiểu học

Bảng lương giáo viên tiểu học khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng như sau:

Đơn vị: 1.000 đồng

Hệ số lương giáo viên tiểu học căn cứ theo quy định tại Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT.

3. Bảng lương tham khảo với giáo viên trung học cơ sở

Bảng lương giáo viên trung học cơ sở khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng như sau:

Đơn vị: 1.000 đồng

Hệ số lương giáo viên trung học cơ sở căn cứ theo quy định tại Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT.

4. Bảng lương tham khảo với giáo viên trung học phổ thông

Bảng lương giáo viên trung học phổ thông khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng như sau:

Đơn vị: 1.000 đồng

Lưu ý: Bảng lương trên chưa bao gồm phụ cấp ưu đãi và thâm niên đứng lớp.

Công thức tính tiền lương giáo viên như sau: Mức lương = Mức lương cơ sở x hệ số lương + phụ cấp + thâm niên (nếu có)

Ví dụ, giáo viên trung học phổ thông mới ra trường sẽ được hưởng lương như sau: 2,34 (lương bậc 1) x 30% (phụ cấp đứng lớp) = 7.118.280 đồng (chưa trừ các loại bảo hiểm).

Ví dụ, giáo viên trung học phổ thông lương bậc 6, có 15 năm thâm niên sẽ được hưởng lương như sau: 3,99 (hệ số lương bậc 6) x 2.340.000 (lương cơ sở) + 30% (phụ cấp đứng lớp) + 15% (thâm niên) = 13.637.580 đồng (chưa trừ các loại bảo hiểm).

Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2024 của giáo viên là 10.5% mức tiền lương tháng, bao gồm:

1) Bảo hiểm hưu trí và tử tuất: Giáo viên đóng 8% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

2)Bảo hiểm y tế: Giáo viên đóng 4.5% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. (trong đó giáo viên đóng 1,5% và Nhà nước đóng 3%).

3) Bảo hiểm thất nghiệp: Giáo viên đóng 1% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy trong cơ sở giáo dục công lập

Hiện nay chế độ phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên vẫn được áp dụng theo Quyết định 244/2005/QĐ-TTG về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.

Mức phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo được quy định như sau (trích):

Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã; trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;

Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã; các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa;

Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

Mức phụ cấp thâm niên nhà giáo được tính như thế nào?

Căn cứ Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định về chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo.

Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 05 năm được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ 6 trở đi, mỗi năm được tính thêm 1%.

Cụ thể, theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP, mức phụ cấp thâm niên nhà giáo được tính như sau:

Phụ cấp thâm niên = Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng x Lương cơ sở xMức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng

Trong đó, thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 77/2021/NĐ-CP như sau:

- Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập.

- Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập).

Tài liệu tham khảo:

[1] https://baochinhphu.vn/tu-01-7-2024-tang-luong-30-cho-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-15-cho-nguoi-nghi-huu-102240620171252108.htm

Theo Cao Nguyên/Giáo dục Việt Nam

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/luong-giao-vien-sau-khi-tang-luong-co-so-tu-172024-post1648577.tpo