Mảnh đại dương đáng sợ nhất hành tinh

Eo biển Drake là nơi giao nhau giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, nổi tiếng với nhiệt độ thấp, sóng lớn và nhiều bão.

 Với chiều rộng khoảng 965 km và độ sâu lên tới 6.000 m, eo biển Drake, nối mũi phía nam của lục địa Nam Mỹ với điểm cực bắc của Bán đảo Nam Cực, chính là thách thức lớn với những người muốn đến Nam Cực. Ảnh: Silversea.

Với chiều rộng khoảng 965 km và độ sâu lên tới 6.000 m, eo biển Drake, nối mũi phía nam của lục địa Nam Mỹ với điểm cực bắc của Bán đảo Nam Cực, chính là thách thức lớn với những người muốn đến Nam Cực. Ảnh: Silversea.

 Eo biển này được tên theo nhà thám hiểm hàng hải Sir Francis Drake. Tuy nhiên, sự thật thú vị là ông chưa bao giờ chèo thuyền ở vùng biển này. Thay vào đó, Sir Francis Drake chọn đi đường vòng qua eo biển Magellan ít nguy hiểm hơn. Ảnh: Deseo.

Eo biển này được tên theo nhà thám hiểm hàng hải Sir Francis Drake. Tuy nhiên, sự thật thú vị là ông chưa bao giờ chèo thuyền ở vùng biển này. Thay vào đó, Sir Francis Drake chọn đi đường vòng qua eo biển Magellan ít nguy hiểm hơn. Ảnh: Deseo.

 Ở mũi Cape Horn, có một đài tưởng niệm cho hơn 10.000 thủy thủ được cho là đã thiệt mạng khi đi qua mũi eo biển. Ảnh: DreamPictures.

Ở mũi Cape Horn, có một đài tưởng niệm cho hơn 10.000 thủy thủ được cho là đã thiệt mạng khi đi qua mũi eo biển. Ảnh: DreamPictures.

 Người đầu tiên được ghi nhận đã chèo thuyền qua eo biển Drake là Willem Schouten, một nhà hàng hải thuộc Công ty Đông Ấn Hà Lan vào năm 1616, tức gần 40 năm sau chuyến thám hiểm Nam Cực đầu tiên của Drake. Ảnh: Discovery.

Người đầu tiên được ghi nhận đã chèo thuyền qua eo biển Drake là Willem Schouten, một nhà hàng hải thuộc Công ty Đông Ấn Hà Lan vào năm 1616, tức gần 40 năm sau chuyến thám hiểm Nam Cực đầu tiên của Drake. Ảnh: Discovery.

 Theo Alexander Brearley, nhà hải dương học tại Cơ quan Khảo sát Nam Cực Anh, eo biển Drake là nơi duy nhất trên thế giới mà những cơn gió có thể di chuyển khắp địa cầu mà không chạm vào đất liền. Ảnh: Oceanwide Expeditions.

Theo Alexander Brearley, nhà hải dương học tại Cơ quan Khảo sát Nam Cực Anh, eo biển Drake là nơi duy nhất trên thế giới mà những cơn gió có thể di chuyển khắp địa cầu mà không chạm vào đất liền. Ảnh: Oceanwide Expeditions.

 Không chỉ có gió mạnh, eo biển Drake thực chất là một dòng nước khổng lồ. Là một phần của dòng hải lưu lớn nhất thế giới, eo biển Drake có lưu lượng nước lên tới 150 triệu m3 mỗi giây. Để so sánh, con số này gấp 600 lần lưu lượng nước trên sông Amazon. Ảnh: Discovery.

Không chỉ có gió mạnh, eo biển Drake thực chất là một dòng nước khổng lồ. Là một phần của dòng hải lưu lớn nhất thế giới, eo biển Drake có lưu lượng nước lên tới 150 triệu m3 mỗi giây. Để so sánh, con số này gấp 600 lần lưu lượng nước trên sông Amazon. Ảnh: Discovery.

 Thuyền trưởng Stanislas Devorsine của công ty du lịch mạo hiểm Ponant cho biết việc điều khiển tàu vượt qua eo biển Drake là một nhiệm vụ cực kỳ phức tạp đòi hỏi sự bình tĩnh và cảnh giác cao độ. Theo lời Devorsine, ở eo biển Drake, biển động dữ dội, kèm theo những đợt sóng cao hơn 20 m cùng gió dữ dội. Ảnh: Ponant.

Thuyền trưởng Stanislas Devorsine của công ty du lịch mạo hiểm Ponant cho biết việc điều khiển tàu vượt qua eo biển Drake là một nhiệm vụ cực kỳ phức tạp đòi hỏi sự bình tĩnh và cảnh giác cao độ. Theo lời Devorsine, ở eo biển Drake, biển động dữ dội, kèm theo những đợt sóng cao hơn 20 m cùng gió dữ dội. Ảnh: Ponant.

 Dù lĩnh vực dự báo thời tiết đã được cải thiện rất nhiều trong hai thập kỷ qua kể từ chuyến đi đầu tiên của Devorsine, eo biển Drake vẫn rất khó đoán. Devorsine nói rằng ông cũng không thể tưởng tượng được việc mất liên lạc ở vùng nước này sẽ thảm khốc như thế nào.

Dù lĩnh vực dự báo thời tiết đã được cải thiện rất nhiều trong hai thập kỷ qua kể từ chuyến đi đầu tiên của Devorsine, eo biển Drake vẫn rất khó đoán. Devorsine nói rằng ông cũng không thể tưởng tượng được việc mất liên lạc ở vùng nước này sẽ thảm khốc như thế nào.

 Dù tiềm ẩn sự nguy hiểm, eo biển Drake là một địa điểm hấp dẫn với các nhà hải dương học. Theo Brearley, đây chính là ngôi nhà của nhiều núi ngầm bên dưới bề mặt và dòng nước lớn lách qua eo biển hẹp khiến sóng đập vào những ngọn núi dưới nước. Ảnh: Aurora.

Dù tiềm ẩn sự nguy hiểm, eo biển Drake là một địa điểm hấp dẫn với các nhà hải dương học. Theo Brearley, đây chính là ngôi nhà của nhiều núi ngầm bên dưới bề mặt và dòng nước lớn lách qua eo biển hẹp khiến sóng đập vào những ngọn núi dưới nước. Ảnh: Aurora.

 Những con sóng này tạo ra các dòng xoáy mang nước lạnh hơn từ độ sâu của đại dương lên cao, điều này rất quan trọng đối với khí hậu của hành tinh. Ảnh: Lilian Dove.

Những con sóng này tạo ra các dòng xoáy mang nước lạnh hơn từ độ sâu của đại dương lên cao, điều này rất quan trọng đối với khí hậu của hành tinh. Ảnh: Lilian Dove.

Anh Tuấn

Nguồn Znews: https://znews.vn/manh-dai-duong-dang-so-nhat-hanh-tinh-post1459789.html