Marketing trong kỷ nguyên số: Từ 'đẩy thông điệp' sang 'kích hoạt trải nghiệm'

Trong thời đại mà công nghệ phát triển theo cấp số nhân, hành vi tiêu dùng không còn tuyến tính mà mang tính hỗn hợp, cá nhân hóa và tức thì. Do đó, nếu doanh nghiệp vẫn áp dụng tư duy bán hàng truyền thống và chiến dịch marketing 'rải thảm' thì nguy cơ bị bỏ lại phía sau là điều tất yếu.

Bán hàng không còn là “chốt đơn”, mà là dẫn dắt hành trình ra quyết định. Khách hàng hiện nay không còn thiếu thông tin, họ thiếu sự tin tưởng và kết nối giá trị. Vì thế, bán hàng hiệu quả không bắt đầu bằng sản phẩm, mà bắt đầu từ việc hiểu sâu vấn đề của khách hàng.

Một nhân viên bán hàng giỏi là người đóng vai trò “huấn luyện”, giúp khách hàng nhận diện nhu cầu ẩn, phân tích giải pháp và hướng tới quyết định có lợi nhất. Đó là lý do các doanh nghiệp thành công hiện nay đều đầu tư mạnh vào đào tạo đội ngũ bán hàng theo mô hình “bán hàng tư vấn, giải pháp”.

Marketing hiện đại không chỉ là quảng cáo, mà là xây dựng trải nghiệm đồng nhất và có chủ đích ở mọi điểm chạm.

Marketing hiện đại không chỉ là quảng cáo, mà là xây dựng trải nghiệm đồng nhất và có chủ đích ở mọi điểm chạm.

Marketing hiện đại không chỉ là quảng cáo, mà là xây dựng trải nghiệm đồng nhất và có chủ đích ở mọi điểm chạm. Doanh nghiệp cần ứng dụng dữ liệu lớn (Big Data) và công nghệ AI để thấu hiểu hành vi khách hàng, từ đó thiết kế các chiến dịch mang tính cá nhân hóa cao. Những nền tảng như email tự động hóa, chatbot thông minh và hiển thị lại quảng cáo không còn là xu hướng, mà là nền tảng bắt buộc.

Tái cấu trúc hệ thống nội bộ để phục vụ chiến lược số hóa. Sự chuyển đổi số không nằm ở việc “lên mạng xã hội”, mà nằm ở việc tái cấu trúc hệ thống từ bên trong. Marketing và Bán hàng không thể hoạt động rời rạc. Doanh nghiệp cần xây dựng “chiếc phễu đồng bộ”, từ nhận diện thương hiệu đến hành động mua hàng, với sự phối hợp liền mạch giữa các bộ phận. Đồng thời, hệ thống CRM, báo cáo dữ liệu và KPI đo lường phải được thiết kế để hỗ trợ chiến lược tăng trưởng chứ không đơn thuần là công cụ theo dõi.

Như vậy, chiến lược không nằm ở việc dùng công cụ gì, mà nằm ở việc bạn đang muốn giải quyết vấn đề gì cho khách hàng, và hệ thống của bạn có hỗ trợ điều đó không. Bán hàng và marketing trong kỷ nguyên số đòi hỏi sự chuyển hóa đồng bộ từ tư duy lãnh đạo đến hệ vận hành. Đây không chỉ là cơ hội, mà còn là bài kiểm tra năng lực thích nghi của mỗi doanh nghiệp.

ThS Trần Gia Thông

Nguồn TBNH: https://thoibaonganhang.vn/marketing-trong-ky-nguyen-so-tu-day-thong-diep-sang-kich-hoat-trai-nghiem-164553.html