Mổ xẻ mẫu chiến đấu cơ mới giấu mặt của Nga khiến cả thế giới xôn xao
Ngày 20/7 tới đây, Triển lãm Hàng không Moscow lần thứ 15 (MAKS 2021) khai mạc. Sáng 16/7, những bức ảnh về một chiếc máy bay chiến đấu mới của Nga xuất hiện trên mạng xã hội, đang gây xôn xao dư luận.
Từ ngày 16/7, trên mạng xã hội xuất hiện các bức ảnh chụp tối 15/7 cho thấy tại sân bay quốc tế Zhukovsky ở ngoại ô Moscow (nơi sẽ diễn ra triển lãm hàng không MAKS 2021), một chiếc máy bay phủ kín bạt với kiểu dáng mới đang được một chiếc xe kéo dắt tới khu vực triển lãm.
Trước đó, Công ty UAC của Nga trực thuộc Tập đoàn Rostec đã tiết lộ tại một sự kiện rằng họ sẽ cho ra mắt một máy bay quân sự hoàn toàn mới tại Triển lãm Hàng không Quốc tế MAKS 2021.
Dựa vào đó, thế giới bên ngoài khẳng định chiếc máy bay trong ảnh là "máy bay quân sự mới" mà Rostec đề cập. Tuy nhiên, do chiếc máy bay vẫn được che bạt kín nên thế giới bên ngoài không thể biết được diện mạo của nó. Vì vậy, chiếc máy bay này mấy hôm nay đã gây ra rất nhiều đồn đoán, và một số bí ẩn vẫn đang chờ được làm sáng tỏ.
Vị trí chiếc máy bay được chụp ảnh (vòng xanh) (Ảnh: Sohu).
Bí ẩn thứ nhất: máy bay dòng MiG hay Sukhoi?
Mặc dù máy bay chiến đấu này thuộc Tập đoàn UAC của Nga, nhưng UAC lại bao gồm hai công ty máy bay lớn là MiG và Sukhoi. Vậy, công ty nào đã thiết kế chiếc máy bay này?
Vào tháng 5 năm nay, hãng tin Nga Sputnik đã đưa tin Sukhoi đã chủ động bắt đầu phát triển loại máy bay chiến đấu một động cơ thế hệ thứ năm. Nguồn tin cho biết, máy bay này được phát triển dựa trên công nghệ của Su-57 và có cửa hút gió phía dưới bụng thay vì hai bên.
Nhưng nhiều năm trước, năm 2015, MiG cũng đã công bố việc công ty này phát triển một thế hệ máy bay chiến đấu hạng nhẹ mới mang tên "MiG LMFS", đồng thời còn tiết lộ mô hình phần thân trước. Sơ đồ phương án thiết kế của MiG và hình ảnh nó đang được thử nghiệm trong ống gió cũng được lan truyền trên Internet. Từ sơ đồ thiết kế, chiếc máy bay mới này giống một chiếc MiG-29 ở trạng thái cụp cánh.
Mô hình MiG LMFS trong ống gió năm 2015 (Ảnh: Sohu).
Vì vậy, ai sẽ là chủ nhân thiết kế chiếc máy bay sẽ được công bố tại MAKS 2021? Xét từ góc độ tiến trình thời gian, ngay cả khi đó là một mô hình kích thước đầy đủ đáng tin cậy, Sukhoi có thể khó có được, khả năng là MiG lớn hơn. Vậy liệu dòng máy bay MiG có thể quay trở lại với chiếc máy bay này chăng?
Bí ẩn thứ hai: Mô hình hay máy bay thật? Có người lái hay không người lái?
Từ những bức ảnh, chiếc máy bay mới này không hề nhỏ, dù chỉ là mô hình thì đó chắc chắn phải là một mô hình full-size (đúng kích cỡ thật).
Trước hết, việc nghiên cứu phát triển một loại máy bay chiến đấu phải mất rất nhiều thời gian, thông thường sơ đồ khái lược được công bố trước, sau đó đến mô hình tỷ lệ nhỏ, sau đó là mô hình kích thước thật và cuối cùng là máy bay thật. Cái gọi là máy bay thế hệ thứ sáu được phát triển ở châu Âu trong những năm gần đây, cũng như máy bay thế hệ thứ năm ở Thổ Nhĩ Kỳ, đều được trưng bày dưới dạng mô hình kích cỡ thật tại các triển lãm hàng không lớn.
Ảnh chiếc máy bay bí ẩn được chụp từ xa (Ảnh: Sohu).
Thứ hai, đối với các máy bay tàng hình nhạy cảm với các vấn đề bảo mật cao, sẽ không có trưng bày công khai ở trạng thái tĩnh nào được thực hiện tiết lộ chi tiết trong quá trình phát triển hoặc trước chuyến bay đầu tiên. Trong hầu hết các trường hợp, chuyến bay biểu diễn được thực hiện trước, khi đến thời điểm thích hợp mới được trưng bày ở trạng thái tĩnh.
Nhưng điều khiến người ta khó hiểu là chiếc máy mới này đã được chụp ảnh khi đang được xe kéo lai dắt, cho thấy bộ phận càng hạ cánh rất linh hoạt và máy bay mô hình dường như không có khả năng này.
Lùi lại một bước, chiếc Su-57 từ khi ra mắt cho đến khi được giao cho Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga đã không hề được trưng bày mô hình kích cỡ thật... nên không thể loại trừ hoàn toàn khả năng đây là một chiếc máy bay thật đã hoàn chỉnh.
Một phỏng đoán về hình dạng thật của chiếc máy bay (Ảnh: Sohu).
Nhưng xét từ những bức ảnh chụp chính diện cận cảnh vừa được tiết lộ hôm nay qua đánh giá độ tinh xảo của bộ phận hạ cánh được thể hiện trong bức ảnh, chiếc máy bay được che bạt kín này có khả năng cao là hàng thật. Nếu đúng như vậy, chỉ có thể nói rằng người Nga đã làm rất tốt công tác bảo mật.
Một nguồn tin giấu tên cho biết chiếc máy bay này có trọng lượng cất cánh 18 tấn và tốc độ tối da Mach 2. Một nguồn khác lại dẫn lời người phụ trách Tập đoàn Rosnec hồi cuối năm ngoái tiết lộ họ đang thiết kế một loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ có thể dùng cho có người lái và cả không người lái...
Bí ẩn thứ ba: Bố cục khí động học như thế nào?
Từ phân tích ảnh, máy bay có khả năng áp dụng phương án lắp một động cơ, hai đuôi (không phải kiểu đuôi phẳng truyền thống). Hình dạng hình học của cánh vẫn không thể phán đoán. Phương án tương tự này đã xuất hiện trong kế hoạch đấu thầu của dự án JSF của Mỹ.
Tuy nhiên, theo các thông tin trước đây trên các cơ quan truyền thông Nga, máy bay chiến đấu hạng nhẹ thế hệ mới của Nga sẽ là loại một động cơ. Do đó, máy bay nhiều khả năng sẽ sử dụng động cơ “Sản phẩm 30” như Su-57, hoặc một loại động cơ mới được phát triển dựa trên động cơ này.
Ảnh chụp chính diện chiếc máy bay (Ảnh: Sohu).
Đánh giá từ bức ảnh chụp chính diện được tiết lộ, máy bay sử dụng phương pháp hút gió hai bên hoặc phương pháp hút gió hàm dưới. Bức ảnh hiện có không cho thấy rõ vị trí cửa hút gió của máy bay. Nhìn từ mặt bên, có một khối phồng ở phía sau bụng (cũng có thể do bạt che bị xệ xuống).
Nhưng nếu đây là cửa hút gió thì vị trí của nó tương đối lùi về phía sau. Một mặt khó tạo thành hình chữ S cong lớn, khó tạo thành lá chắn hữu hiệu cho cánh động cơ, mặt khác sẽ dễ hút khói sinh ra sau khi nó phóng tên lửa không đối không... Đồng thời, cũng không phù hợp với yêu cầu phân bố diện tích.
Chiếc máy bay mới của Nga xuất hiện trên mạng xã hội do vẫn được giấu kín vì nó được quấn chặt trong một tấm bạt, nên một số chi tiết kỹ thuật vẫn chưa được xác minh. Cả giới quan sát quân sự lẫn truyền thông quốc tế đều chờ đợi nó sẽ được tiết lộ đầy đủ vào ngày 20/7 tới.
Một số phỏng đoán của các chuyên gia dựa trên sự phân tích (Ảnh: Sohu).
Liệu đây có phải là chiếc “Checkmate”?
Để chuẩn bị cho MAKS 2021, UAC liên tiếp “chơi khó” giới truyền thông.
Trước đó, UAC đã công bố một dự án mới mang tên "Checkmate". Trên trang web của mình (https://checkmate.uacrussia.ru/), UAC đã phát hành đoạn trailer giới thiệu dài 35 giây và bộ đếm ngược cho đến ngày ra mắt MAKS 2021.
Trang web chính thức của họ không hiển thị bất kỳ thông tin cụ thể nào, chỉ có một đoạn video trình diễn dài 35 giây và đoạn video cũng không tiết lộ bất kỳ hình dáng hay chức năng nào của máy bay mới.
Theo TASS, chiếc máy bay “Checkmate” sắp ra mắt trong có thể là máy bay chiến đấu hạng nhẹ với "tốc độ siêu thanh và khả năng phản xạ tín hiệu radar cực thấp", có thể chủ yếu dùng để xuất khẩu.
Công ty UAC quảng cáo về chiếc "Checkmate" (Ảnh: Sohu).
Liệu chiếc máy bay bí hiểm mới xuất hiện tại sân bay quốc tế Zhukovsky tối 15/7 có phải là Checkmate? Thị trường chính của nó là gì?...Những bí ẩn đó hy vọng sẽ được tiết lộ tại MAKS 2021 vào tuần tới.