Mốc son 70 năm Hiệp định Giơ-ne-vơ và nền ngoại giao cách mạng Việt Nam

Triển lãm 'Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam - Mốc son lịch sử của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam' (21/7/1954-21/7/2024) giới thiệu hơn 150 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu giúp khách tham quan có cái nhìn khái quát về quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954.

Kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Triển lãm Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam - Mốc son lịch sử của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam (21/7/1954-21/7/2024) tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (25 Tông Đản, Hà Nội).

Kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Triển lãm Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam - Mốc son lịch sử của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam (21/7/1954-21/7/2024) tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (25 Tông Đản, Hà Nội).

Việc ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Nhân dân ta, mở ra cục diện chiến lược mới của cách mạng Việt Nam. Đây không chỉ là hành động khẳng định Việt Nam là quốc gia độc lập, có chủ quyền, yêu chuộng hòa bình mà còn thể hiện trí tuệ, bản lĩnh và cốt cách của một dân tộc hòa hiếu có bề dày hàng nghìn năm văn hiến với ý chí quật cường bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Việc ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Nhân dân ta, mở ra cục diện chiến lược mới của cách mạng Việt Nam. Đây không chỉ là hành động khẳng định Việt Nam là quốc gia độc lập, có chủ quyền, yêu chuộng hòa bình mà còn thể hiện trí tuệ, bản lĩnh và cốt cách của một dân tộc hòa hiếu có bề dày hàng nghìn năm văn hiến với ý chí quật cường bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh triển lãm là dịp để lan tỏa sâu rộng hơn truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc, sự tri ân sâu sắc và biết ơn vô hạn của thế hệ hôm nay đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thế hệ đi trước, đặc biệt là các nhà cách mạng lão thành tham gia đàm phán, ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ. Họ đã cống hiến trọn đời cho hòa bình, độc lập, tự do và thống nhất của Tổ quốc.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh triển lãm là dịp để lan tỏa sâu rộng hơn truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc, sự tri ân sâu sắc và biết ơn vô hạn của thế hệ hôm nay đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thế hệ đi trước, đặc biệt là các nhà cách mạng lão thành tham gia đàm phán, ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ. Họ đã cống hiến trọn đời cho hòa bình, độc lập, tự do và thống nhất của Tổ quốc.

“Chúng ta một lần nữa khẳng định với bạn bè quốc tế rằng Việt Nam luôn ghi nhớ và trân trọng sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu của bạn bè quốc tế và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới dành cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc của Nhân dân Việt Nam”, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nêu.

“Chúng ta một lần nữa khẳng định với bạn bè quốc tế rằng Việt Nam luôn ghi nhớ và trân trọng sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu của bạn bè quốc tế và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới dành cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc của Nhân dân Việt Nam”, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nêu.

Triển lãm giới thiệu hơn 150 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu giúp du khách có cái nhìn khái quát về quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954. Triển lãm gồm 3 phần Bối cảnh trước Hội nghị Giơ-ne-vơ, Diễn biến, kết quả của hội nghị và đấu tranh thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, Thống nhất, đổi mới và phát triển đất nước.

Triển lãm giới thiệu hơn 150 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu giúp du khách có cái nhìn khái quát về quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954. Triển lãm gồm 3 phần Bối cảnh trước Hội nghị Giơ-ne-vơ, Diễn biến, kết quả của hội nghị và đấu tranh thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, Thống nhất, đổi mới và phát triển đất nước.

Bối cảnh trước Hội nghị Giơ-ne-vơ giới thiệu những tư liệu, hình ảnh trong giai đoạn 1945-1954 bao gồm tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng họp tại Việt Bắc quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, tháng 12/1953, Cờ Quyết chiến - Quyết thắng tung bay trên nóc hầm Tướng De Castries tại Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954… Ảnh: Tư liệu.

Bối cảnh trước Hội nghị Giơ-ne-vơ giới thiệu những tư liệu, hình ảnh trong giai đoạn 1945-1954 bao gồm tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng họp tại Việt Bắc quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, tháng 12/1953, Cờ Quyết chiến - Quyết thắng tung bay trên nóc hầm Tướng De Castries tại Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954… Ảnh: Tư liệu.

Diễn biến, kết quả của hội nghị và đấu tranh thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ được chia thành 3 mục Mở đầu hội nghị, Thảo luận và đàm phán chính thức và Ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ.

Diễn biến, kết quả của hội nghị và đấu tranh thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ được chia thành 3 mục Mở đầu hội nghị, Thảo luận và đàm phán chính thức và Ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ.

Các tài liệu, hiện vật trưng bày tiêu biểu tại khu vực này gồm lá cờ đỏ sao vàng treo tại trụ sở của Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ) năm 1954, toàn cảnh phiên khai mạc Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương ngày 08/5/1954, Đại diện chính phủ Pháp do Thiếu tướng Henri Delteil ký Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam năm 1954…

Các tài liệu, hiện vật trưng bày tiêu biểu tại khu vực này gồm lá cờ đỏ sao vàng treo tại trụ sở của Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ) năm 1954, toàn cảnh phiên khai mạc Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương ngày 08/5/1954, Đại diện chính phủ Pháp do Thiếu tướng Henri Delteil ký Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam năm 1954…

Thống nhất, đổi mới và phát triển đất nước trưng bày những tài liệu, hình ảnh sau ngày chiến thắng 30/4/1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước cùng bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và hội nhập quốc tế. Một số tài liệu tiêu biểu tập trung vào Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước từ 15-21/11/1976, Việt Nam gia nhập các tổ chức Liên hợp quốc (UN) năm 1977, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995, Hội nghị Đối ngoại toàn quốc ngày 14/12/2021...

Thống nhất, đổi mới và phát triển đất nước trưng bày những tài liệu, hình ảnh sau ngày chiến thắng 30/4/1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước cùng bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và hội nhập quốc tế. Một số tài liệu tiêu biểu tập trung vào Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước từ 15-21/11/1976, Việt Nam gia nhập các tổ chức Liên hợp quốc (UN) năm 1977, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995, Hội nghị Đối ngoại toàn quốc ngày 14/12/2021...

Công chúng có cơ hội hiểu rõ, sâu sắc hơn tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơ-ne-vơ đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống cách mạng, quyết tâm học tập, rèn luyện để xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ. Triển lãm mở cửa từ 15/7 đến ngày 5/9.

Công chúng có cơ hội hiểu rõ, sâu sắc hơn tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơ-ne-vơ đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống cách mạng, quyết tâm học tập, rèn luyện để xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ. Triển lãm mở cửa từ 15/7 đến ngày 5/9.

Dịp này, Bộ Ngoại giao giới thiệu cuốn sách ảnh Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 - Dấu mốc lịch sử của cách mạng Việt Nam. Cuốn sách ảnh tập hợp hơn 250 bức ảnh và tư liệu liên quan đến quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Giơ-ne-vơ được sưu tầm từ nguồn lưu trữ của Bộ Ngoại giao và nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Dịp này, Bộ Ngoại giao giới thiệu cuốn sách ảnh Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 - Dấu mốc lịch sử của cách mạng Việt Nam. Cuốn sách ảnh tập hợp hơn 250 bức ảnh và tư liệu liên quan đến quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Giơ-ne-vơ được sưu tầm từ nguồn lưu trữ của Bộ Ngoại giao và nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Gia Linh - Như Ý

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/moc-son-70-nam-hiep-dinh-gio-ne-vo-va-nen-ngoai-giao-cach-mang-viet-nam-post1655069.tpo