'Mưa rơi quan tài đời đời nghèo khổ, mưa rơi xuống mộ kiếp kiếp giàu sang?', lời người xưa dạy có ý nghĩa gì?

Những câu nói của người xưa vẫn được lưu truyền đến ngày nay, trong đó có câu: 'Mưa rơi quan tài đời đời nghèo khổ, mưa rơi xuống mộ kiếp kiếp giàu sang?' Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của câu nói này.

Ngày xưa, mọi người rất chú trọng đến việc tổ chức tang lễ. Người mất là lớn nhất nên thủ tục không được qua loa. Thời điểm đó, nhiều người truyền tai nhau câu nói: "Mưa rơi quan tài đời đời nghèo khổ, mưa rơi xuống mộ kiếp kiếp giàu sang".

Câu nói này có nghĩa là gì?

Câu “Mưa rơi quan tài đời đời nghèo khổ” có nghĩa là khi đưa tang nếu như gặp phải trời mưa, nước mưa rơi xuống quan tài thì đây là điềm xấu. Theo quan niệm của người xưa, đây là một hiện tượng không tốt. Nếu khi đưa tang mà gặp trời xưa thì quan tài sẽ bị nước mưa làm ướt hết, cuộc sống sau này của họ sẽ gặp xui xẻo ngày càng nghèo khó.

“Mưa rơi xuống mộ kiếp kiếp giàu sang”, điều này ý chỉ khi mai tang xong thì trời mới đổ mưa, nước mưa rơi trên mộ giống như là ông trời cảm động. Điều này chứng tỏ ông trời sẽ phù hộ cho con cháu của người đã mất được giàu sang phú quý.

"Mưa rơi quan tài đời đời nghèo khổ, mưa rơi xuống mộ kiếp kiếp giàu sang" có nghĩa là gì?

"Mưa rơi quan tài đời đời nghèo khổ, mưa rơi xuống mộ kiếp kiếp giàu sang" có nghĩa là gì?

Ý nghĩa đằng sau câu nói này

Ngày xưa khi người mất xong thì sẽ chưa đưa đi chôn cất ngay mà để ở trong nhà vài ngày. Vì thế, nếu trời mưa trước khi quan tài được chôn cất thì điều này sẽ ảnh hưởng đến tiến độ an táng. Theo quan niệm của người xưa, nếu người chết còn tiếc nuối trần gian, không muốn rời xa cõi đời thì sẽ xảy ra dấu hiệu này. Vì thế, đây là dấu hiệu của điềm xui, đen đủi.

Cũng theo một số người thì trời mưa trước khi chôn cất chứng tỏ người đã khuất chưa yên lòng, nếu gia đình nhất quyết không chôn cất thì khiến người qua đời không gặp vận may, ảnh hưởng đến con cháu, gia đạo, gia đình dễ tranh chấp.

Với người xưa thì việc ma chay chính là việc hệ trọng, đây còn là biểu hiện của việc hiếu thảo. Lòng hiếu thảo này không chỉ thể hiện khi người già còn sống, sau khi chết họ vẫn được con cháu tổ chức ma chay và chôn cất tử tế.

Những câu tục ngữ này dù không có căn cứ khoa học nhưng đều thuộc về tập tục dân gian, tin hay không tùy quan điểm của mỗi người.

* Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo

Theo Thương Hiệu và Pháp Luật

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/-mua-roi-quan-tai-doi-doi-ngheo-kho-mua-roi-xuong-mo-kiep-kiep-giau-sang-loi-nguoi-xua-day-co-y-nghia-gi/20241128093731263