Xã An Thanh có diện tích nuôi rươi lên tới 280 ha, lớn nhất huyện Tứ Kỳ. Cả xã có gần 400 hộ làm rươi
Rươi tại đây hàng năm được thu hoạch 3 lần vào tháng 9, tháng 10 và tháng 11 (âm lịch). Trong đó, rươi tháng 10 là ngon hơn cả
Do thu hoạch vào ban ngày, rươi vụ này không bị mặn nên con rươi ít vỡ dập, màu sắc đẹp mắt. Đây cũng được coi là chính vụ thu hoạch rươi của những người nông dân Tứ Kỳ
Những hộ làm nghề rươi xây các cửa đập nhỏ đưa nước từ sông vào ruộng, khi rươi nổi lên sẽ tháo nước để rươi chảy vào túi lưới
Cứ sau 10 - 15 phút người dân lại kiểm tra lưới để vớt rươi lên
Sau khi vớt lên, rươi sẽ được đổ vào túi lưới cho ráo nước và rươi nhả bớt nhớt
Trước khi chế biến thành món ăn, rươi sẽ được mang đi rửa sạch, nhặt hết tạp chất
Rươi đã làm sạch được đóng vào các hộp nhựa 1kg sẵn sàng giao cho khách. Giá bán hiện tại dao động 300.000 đồng/hộp 1kg
Hộ gia đình bà Thắm ở thôn An Định, xã An Thanh có 2 ao nuôi rươi, tương đương 6 mẫu đất. Vào mùa rươi, gia đình bà có ngày thu hoạch tới 700kg rươi. So với làm ruộng, làm nông nghiệp thì nghề rươi đem lại thu nhập gấp 2, 3 lần cho gia đình bà cũng như những hộ làm rươi khác tại An Thanh
Rươi là vật thân mềm sống ở vùng nước lợ, nước ngọt, nơi có thủy triều lên xuống. Mùa rươi nổi lên mặt nước là vào khoảng cuối Thu, đầu Đông
Nhiều người cao tuổi ở Tứ Kỳ kể lại, thời còn trẻ có mùa rươi nhiều ăn không hết. Rươi còn thừa được mang đi làm mắm, từng thúng mắm rươi được gánh đi Hải Phòng bán. Từ đó rươi của Tứ Kỳ nổi tiếng khắp nhiều tỉnh/thành lân cận
Thời điểm hiện tại, rươi thu hoạch được vẫn không đủ để bán. Rươi vớt đến đâu được mua hết đến đó, nhiều hộ nuôi lớn ở Tứ Kỳ kinh tế cũng từng bước khấm khá nhờ con rươi
CTV Tuấn Anh/VOV-Đông Bắc