Mua thực phẩm online liệu có an toàn?

Với thời đại 4.0, ngoài mua quần áo và đồ gia dụng thì thực phẩm tiêu dùng hàng ngày cũng được các bà mẹ nội trợ đặt hàng online trực tuyến vì sự tiện lợi. Tuy nhiên, liệu thực phẩm khi được giao tới tay có đảm bảo an toàn không?

Với thời đại 4.0, ngoài mua quần áo và đồ gia dụng thì thực phẩm tiêu dùng hàng ngày cũng được các bà mẹ nội trợ đặt hàng online vì sự tiện lợi. Tuy nhiên, liệu thực phẩm khi được giao tới tay có đảm bảo an toàn không?

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet trên Thế Giới cũng như tại Việt Nam, hay trong lĩnh vực mua sắm hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người thì việc mua sắm online dần trở thành lĩnh vực rất tiện ích đối với người dân. Tuy nhiên, việc mua thực phẩm trên mạng xã hội, trực tuyến cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, mất an toàn vệ sinh.

Ví dụ như: Hàng hóa phải nằm trong xe giao hàng bao lâu sau khi rời khỏi cửa hàng? Thực phẩm có kịp giao tới để bảo quan trong tủ lạnh khi giao hàng đến không? Hàng hóa có được tách biệt giữa đồ sống và rau củ quả không...?

Kiểm soát nhiệt độ thực phẩm

Đối với Ellen Shumaker - Một chuyên gia về an toàn thực phẩm và giám đốc tiếp cận của chương trình Safe Plates tại Đại học bang North Carolina cho biết: "Kiểm soát nhiệt độ là một trong những rủi ro quan trọng nhất khi giao hàng tạp hóa trực tuyến. Vi khuẩn có hại phát triển trong nhiều loại thực phẩm nếu thực phẩm đó ở trong vùng nhiệt độ nguy hiểm hay xấu từ 41 độ F đến 135 độ. Những loại thực phẩm cần được kiểm soát nhiệt độ để đảm bảo an toàn bao gồm bất kỳ loại nào có chứa sản phẩm từ động vật, rau và ngũ cốc đã nấu chín trước, cũng như dưa cắt lát, cà chua hoặc rau lá xanh”.

Vậy để giảm thiêu rủi ro này chuyên gia Shumaker cho biết, hãy lên kế hoạch và thời gian cụ thể về nhà khi thực phẩm được giao đến và cất chúng vào tủ lạnh càng nhanh và tốt vì thời tiết và khí hậu mùa hè dễ khiến đồ ăn và hàng hóa thực phẩm rơi vào nhiệt độ nguy hiểm, dễ hỏng. Nếu cần thiết có thể sử dụng nhiệt kế kỹ thuật số hoặc nhiệt kế hồng ngoại để kiểm tra nhiệt độ của thực phẩm một cách chính xác để bảo quản chúng an toàn.

Tamika Sims - Giám đốc cấp cao về sự tham gia của thành viên và đối tác tại Hội đồng thông tin thực phẩm quốc tế (IFIC), chỉ ra rằng trái cây và rau quả tươi có thời hạn sử dụng ngắn cần được chú ý nhiều hơn. Bởi nếu gọt vỏ, cắt hoặc nấu chín, chúng nên được bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông trong vòng hai giờ và sẽ chỉ để được trong vài ngày. Và điều đó bao gồm cả khoảng thời gian không xác định khi vận chuyển.

Nếu mua thực phẩm đông lạnh bạn phải cho chúng vào tủ đông càng sớm càng tốt để tránh bị rã đông. Vanessa Coffman - Giám đốc của Liên minh Ngăn ngừa Bệnh do Thực phẩm, cho biết: "Nếu một mặt hàng thực phẩm đông lạnh đã rã đông hoàn toàn và đã ở nhiệt độ trên 40 độ F (4 độ C) trong hơn hai giờ, thì nên vứt bỏ chúng đi".

Bà cũng khuyên rằng, điều quan trọng là phải kiểm tra bất kỳ mặt hàng đông lạnh nào để tìm dấu hiệu rã đông và đông lại. Tránh các sản phẩm như vậy vì điều này có thể chỉ ra sự thay đổi nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến sự an toàn và chất lượng. Ngoài ra, thực phẩm đông lạnh phải ở dạng rắn và được bảo quản ở nhiệt độ 0°F hoặc thấp hơn khi giao hàng.

Vi khuẩn lây nhiễm chéo

Khi mua sắm tại siêu thị, hầu hết mọi người đều biết cách để thịt sống tách biệt với các loại thực phẩm khác và nếu đặt hàng online cũng nên sắp xếp tách biệt như vậy. Theo Coffman, điều này có nghĩa là khi thực phẩm được giao, thịt sống và gia cầm phải tách biệt với các loại thực phẩm ăn liền như rau củ quả để tránh lây nhiễm chéo.

Matt Taylor, giám đốc cấp cao toàn cầu về tư vấn thực phẩm tại NSF, một tổ chức phát triển và chứng nhận các tiêu chuẩn y tế công cộng về an toàn và vệ sinh thực phẩm, cho biết: “Một đơn hàng có chứa thịt sống hoặc các loại thực phẩm có khả năng gây nguy hiểm khác có thể dẫn đến tình trạng nhiễm chéo”.

Ví dụ: Nước từ một gói thịt gà sống ở đầu giỏ hoặc túi giao hàng có thể rò rỉ vào món salad hoặc bánh đã sẵn sàng để ăn, làm nhiễm bẩn sản phẩm. Điều này, gây nhiễm khuẩn chéo vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe và hệ tiêu hóa.

Do đó, nên dặn bên chủ cửa hàng sắp xếp hợp lý trao tay cho shipper để khi nhận được hàng hóa thực phẩm được tách biệt, sạch sẽ, đảm bảo an toàn thực phẩm và tránh lây nhiễm chéo.

Dị ứng thực phẩm

Một rủi ro khác có thể xảy ra liên quan đến dị ứng thực phẩm. Chuyên gia Shumaker cho biết: "Có những trường hợp, nếu sản phẩm thực phẩm được yêu cầu không có sẵn, nó sẽ được thay thế bằng một sản phẩm thực phẩm khác, điều này hãy cân nhắc khi lựa chọn đổi vì nếu không đúng sẽ dễ dàng gặp những rủi ro không đáng có như dị ứng hoặc loại thực phẩm đó chứa một chất dị ứng với cơ thể bạn hoặc các thành viên trong gia đình, gây nên những hậu quả đáng tiếc.

Bao bì thực phẩm bị hư hỏng

Nếu bao bì thực phẩm bị hư hỏng khi giao hàng, món hàng đó có thể không an toàn và đảm bảo vệ sinh để ăn. Bao bì có thể bị hư hỏng theo nhiều cách bao bì hút chân không bị thủng, lon bị móp, hộp hoặc túi bị rách, hộp sữa bị rò rỉ...

Việc xử lý thực thực phẩm đã bị như vậy rất khó. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đều như vậy, có chỗ còn khả năng khắc phục được. Khi mua sắm ở siêu thị, bạn có thể sẽ kiểm tra từng món đồ một lần trước khi cho vào giỏ. Do đó, trước khi thực phẩm được cửa hàng giao online đến bạn cần chụp và kiểm tra lại hàng hóa trước khi giao để đảm bảo tính minh bạch và nhận được đến tay thực phẩm không bị hư hỏng và có bất cứ vấn đề gì.

Còn nếu ngoài bao bì, hương vị hoặc mùi của sản phẩm sau khi bị mở là những dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn không nên tiêu thụ sản phẩm đó. Nên trả lại hoặc vứt bỏ sản phẩm đó đi ngay.

Cách để giảm thiểu rủi ro an toàn thực phẩm khi giao hàng

Hầu hết các thương hiệu cử hàng và siêu thị đều cách bảo quản và cách thức giao thực phẩm để giảm thiểu rủi ro và một số bên thậm chí còn thuê các tổ chức an toàn độc lập để tiến hành kiểm toán nhằm đảm bảo các biện pháp thực hành an toàn thực phẩm.

Các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm này bao gồm:

+ Đào tạo nhân viên thường xuyên

+ Sử dụng vật liệu đóng gói phù hợp

+ Ghi lại nhiệt độ của xe giao hàng

+ Chương trình vệ sinh xe giao hàng và container lưu trữ

+ Các thủ tục để xác định và loại bỏ các sản phẩm có vấn đề như hỏng, đổ vỡ,...

Một số công ty giao hàng, bao gồm cả các nhà bán lẻ tự cung cấp dịch vụ giao hàng, đầu tư vào việc tối ưu hóa các tuyến đường giao hàng để giảm thiểu thời gian vận chuyển, cung cấp hướng dẫn chính xác hơn cho nhân viên giao hàng và khách hàng, cung cấp các biện pháp kiểm soát chất lượng và kiểm toán thường xuyên quy trình giao hàng cũng như theo dõi nhiệt độ theo thời gian thực trong quá trình vận chuyển.

Không có quy định cụ thể nào về giao hàng tạp hóa, nhưng vào năm 2022, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) và Hội nghị Bảo vệ Thực phẩm đã ban hành một tài liệu hướng dẫn nêu rõ các biện pháp thực hành tốt nhất về an toàn thực phẩm, bao gồm các biện pháp kiểm soát phòng ngừa và khuyến nghị về bao bì, kiểm soát nhiệt độ, lây nhiễm chéo và kiểm soát chất gây dị ứng...

Nhiều cửa hàng và siêu thị lớn đã sử dụng bao bì cách nhiệt, đá và gói để giữ các mặt hàng dễ hỏng ở nhiệt độ an toàn trong quá trình vận chuyển. Một số cũng cung cấp theo dõi thời gian thực và thời gian giao hàng ngắn để giúp đảm bảo các mặt hàng luôn lạnh và đảm bảo độ tươi ngon, an toàn tới tay người tiêu dùng.

Hoàng Ly (Theo Huffpost)

Nguồn Tiêu Dùng: https://tieudung.giadinhonline.vn/mua-thuc-pham-online-lieu-co-an-toan-d10554.html