Mục đích bí ẩn của Mỹ khi tích hợp tên lửa phòng không SM-6 cho tiêm kích hạm

Hình ảnh tên lửa RIM-174 SM-6 được tích hợp trên một chiếc tiêm kích hạm F/A -18F Super Hornet của Hải quân Mỹ đã gây bất ngờ lớn cho giới truyền thông.

Giới phân tích cho rằng hàng không Hải quân Mỹ đang thử nghiệm một vai trò mới cho loại tên lửa phòng không hạm tàu chủ lực, nhưng cũng đảm nhiệm được rất nhiều chức năng khác nhau này.

Giới phân tích cho rằng hàng không Hải quân Mỹ đang thử nghiệm một vai trò mới cho loại tên lửa phòng không hạm tàu chủ lực, nhưng cũng đảm nhiệm được rất nhiều chức năng khác nhau này.

Sở hữu những đặc tính vượt trội, thậm chí là độc nhất vô nhị so với mọi đối thủ trên thế giới, tên lửa đánh chặn Raytheon RIM-174 SM-6 của Hải quân Mỹ là hình mẫu và niềm mơ ước của nhiều cường quốc quân sự.

Sở hữu những đặc tính vượt trội, thậm chí là độc nhất vô nhị so với mọi đối thủ trên thế giới, tên lửa đánh chặn Raytheon RIM-174 SM-6 của Hải quân Mỹ là hình mẫu và niềm mơ ước của nhiều cường quốc quân sự.

Nhiệm vụ thiết kế chính đặt ra cho SM-6 đó là phòng không tầm xa cấp chiến thuật dành cho chiến hạm, nhằm bảo vệ cũng như mở rộng phạm vi chống lại tên lửa hành trình, phương tiện bay không người lái và máy bay chiến đấu của đối phương.

Nhiệm vụ thiết kế chính đặt ra cho SM-6 đó là phòng không tầm xa cấp chiến thuật dành cho chiến hạm, nhằm bảo vệ cũng như mở rộng phạm vi chống lại tên lửa hành trình, phương tiện bay không người lái và máy bay chiến đấu của đối phương.

Tuy vậy SM-6 thực chất lại là tên lửa đa năng khi đảm đương được cả vai trò tên lửa đối hạm chống tàu mặt nước và đánh chặn tên lửa đạn đạo ở giai đoạn cuối (tính năng tương tự như THAAD).

Tuy vậy SM-6 thực chất lại là tên lửa đa năng khi đảm đương được cả vai trò tên lửa đối hạm chống tàu mặt nước và đánh chặn tên lửa đạn đạo ở giai đoạn cuối (tính năng tương tự như THAAD).

Thông số kỹ thuật của tên lửa SM-6 cực kỳ ấn tượng khi có thể vươn tới cự ly 240 km, tốc độ hành trình Mach 3,5 (trên 4.000 km/h), mang theo đầu đạn nổ phá mảnh nặng 64 kg đi kèm đầu dò radar chủ động cực nhạy.

Thông số kỹ thuật của tên lửa SM-6 cực kỳ ấn tượng khi có thể vươn tới cự ly 240 km, tốc độ hành trình Mach 3,5 (trên 4.000 km/h), mang theo đầu đạn nổ phá mảnh nặng 64 kg đi kèm đầu dò radar chủ động cực nhạy.

Ngoài ra tên lửa còn có kích thước rất nhỏ gọn, tối ưu hóa cho khả năng diệt mục tiêu bay bám biển ở vận tốc siêu âm, nó dễ dàng triển khai từ bệ phóng thẳng đứng đa năng Mk 41 tiêu chuẩn.

Ngoài ra tên lửa còn có kích thước rất nhỏ gọn, tối ưu hóa cho khả năng diệt mục tiêu bay bám biển ở vận tốc siêu âm, nó dễ dàng triển khai từ bệ phóng thẳng đứng đa năng Mk 41 tiêu chuẩn.

Không chỉ có vậy, Lục quân Mỹ đã ký kết một thỏa thuận trị giá 339,3 triệu USD để phát triển hệ thống phóng mặt đất sử dụng được các tên lửa SM-6 trong vai trò tên lửa hành trình tấn công chiến thuật.

Không chỉ có vậy, Lục quân Mỹ đã ký kết một thỏa thuận trị giá 339,3 triệu USD để phát triển hệ thống phóng mặt đất sử dụng được các tên lửa SM-6 trong vai trò tên lửa hành trình tấn công chiến thuật.

SM-6 có tốc độ siêu thanh trong giai đoạn cuối của quỹ đạo đường đạn, lợi thế này sẽ giúp thu hẹp khoảng cách giữa tên lửa mặt đất của Mỹ và các đối thủ hàng đầu, vốn đã đưa vào khai thác sử dụng tên lửa hành trình siêu thanh.

SM-6 có tốc độ siêu thanh trong giai đoạn cuối của quỹ đạo đường đạn, lợi thế này sẽ giúp thu hẹp khoảng cách giữa tên lửa mặt đất của Mỹ và các đối thủ hàng đầu, vốn đã đưa vào khai thác sử dụng tên lửa hành trình siêu thanh.

Thậm chí mới đây còn xuất hiện thông tin cho biết Tập đoàn Raytheon đang nghiên cứu một phiên bản đặc biệt của tên lửa SM-6, trong biến thể này vận tốc tối đa được nâng lên tới Mach 5 đi kèm đầu dò radar chủ động tinh vi.

Thậm chí mới đây còn xuất hiện thông tin cho biết Tập đoàn Raytheon đang nghiên cứu một phiên bản đặc biệt của tên lửa SM-6, trong biến thể này vận tốc tối đa được nâng lên tới Mach 5 đi kèm đầu dò radar chủ động tinh vi.

Tức là phiên bản SM-6 nói trên hoàn toàn có thể được tích hợp vào máy bay chiến đấu để trở thành một tên lửa không đối không tầm xa cực kỳ lợi hại, đủ khả năng tiêu diệt cả máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm trên không.

Tức là phiên bản SM-6 nói trên hoàn toàn có thể được tích hợp vào máy bay chiến đấu để trở thành một tên lửa không đối không tầm xa cực kỳ lợi hại, đủ khả năng tiêu diệt cả máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm trên không.

Hiện tại vẫn chưa rõ mục đích cụ thể của hàng không Hải quân Mỹ khi tích hợp tên lửa SM-6 vào tiêm kích hạm F/A-18, nhưng theo đánh giá thì khả năng cao nhất đó là vũ khí trên được thử nghiệm trong vai trò tên lửa chống hạm và tên lửa không chiến.

Hiện tại vẫn chưa rõ mục đích cụ thể của hàng không Hải quân Mỹ khi tích hợp tên lửa SM-6 vào tiêm kích hạm F/A-18, nhưng theo đánh giá thì khả năng cao nhất đó là vũ khí trên được thử nghiệm trong vai trò tên lửa chống hạm và tên lửa không chiến.

Khi phóng từ trên không, do có vận tốc ban đầu lớn mà tầm bắn tối đa của SM-6 được dự báo sẽ vượt xa con số 240 km như khi triển khai từ tàu mặt nước.

Khi phóng từ trên không, do có vận tốc ban đầu lớn mà tầm bắn tối đa của SM-6 được dự báo sẽ vượt xa con số 240 km như khi triển khai từ tàu mặt nước.

Đầu đạn với kích thước tương đối lớn chứa hàng trăm mảnh văng của SM-6 cộng với động năng cao đủ sức gây thiệt hại nghiêm trọng cho bất cứ tàu chiến hay máy bay nào.

Đầu đạn với kích thước tương đối lớn chứa hàng trăm mảnh văng của SM-6 cộng với động năng cao đủ sức gây thiệt hại nghiêm trọng cho bất cứ tàu chiến hay máy bay nào.

Việc nghiên cứu phát triển một tên lửa đa năng lợi hại như SM-6 có lẽ sẽ được nhiều quốc gia khác như Nga, Trung Quốc hay châu Âu tiến hành trong tương lai không xa.

Việc nghiên cứu phát triển một tên lửa đa năng lợi hại như SM-6 có lẽ sẽ được nhiều quốc gia khác như Nga, Trung Quốc hay châu Âu tiến hành trong tương lai không xa.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-muc-dich-bi-an-cua-my-khi-tich-hop-ten-lua-phong-khong-sm-6-cho-tiem-kich-ham-post464176.antd