'Mục sở thị' ngôi chùa cổ 900 năm tuổi ngay giữa lòng Hà Nội

Chùa Láng (hay chùa Chiêu Thiền, Chiêu Thiền Tự) đã từng được coi là ngôi chùa đẹp nhất phía tây kinh thành Thăng Long xưa.

Chùa Láng (chùa Chiêu Thiền hay Chiêu Thiền Tự) tương truyền được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông (trị vì từ 1138 đến 1175) nên đến nay đã gần 900 tuổi. Mặc dù đã trải qua nhiều lần trùng tu nhưng chùa Láng vẫn lưu giữ được những nét đẹp về kiến trúc trong quá khứ, thể hiện sự uy nghiêm, cổ kính giữa lòng Hà Nội.

Trong khi các đền, chùa trong khu vực Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung thường nhộn nhịp, đặc biệt là vào các ngày đầu năm, thì chùa Láng không quá tấp nập mà lại mang một vẻ nhẹ nhàng, trầm mặc gợi cảm giác thâm nghiêm, sâu lắng.

Một số hình ảnh về chùa Láng những ngày đầu xuân:

Chùa Láng nằm tại phố Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội. Chùa được xây dựng từ giữa thế kỷ XII ngay trên nền nhà Phụ mẫu của thiền sư Từ Đạo Hạnh, thuộc xã Yên Lãng, tổng Hạ, huyện Vĩnh Thuận, sau này chính là làng Láng – ngôi làng cổ nằm bên sông Tô Lịch.

Chùa Láng nằm tại phố Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội. Chùa được xây dựng từ giữa thế kỷ XII ngay trên nền nhà Phụ mẫu của thiền sư Từ Đạo Hạnh, thuộc xã Yên Lãng, tổng Hạ, huyện Vĩnh Thuận, sau này chính là làng Láng – ngôi làng cổ nằm bên sông Tô Lịch.

Tên chùa Chiêu Thiền có ý nghĩa rằng: "Vì có điều tốt rõ rệt nên gọi là Chiêu. Đây là nơi sinh ra Thiền sư Đại Thánh nên gọi là Thiền".

Tên chùa Chiêu Thiền có ý nghĩa rằng: "Vì có điều tốt rõ rệt nên gọi là Chiêu. Đây là nơi sinh ra Thiền sư Đại Thánh nên gọi là Thiền".

Ngôi chùa đã được trùng tu lại khá nhiều vào giữa thế kỷ XIX. Những lần trùng tu quan trọng nhất là vào các năm 1656, 1901 và 1989. Vì được trùng tu nhiều lần, trong chùa không còn dấu tích của các kiến trúc di vật cổ.

Ngôi chùa đã được trùng tu lại khá nhiều vào giữa thế kỷ XIX. Những lần trùng tu quan trọng nhất là vào các năm 1656, 1901 và 1989. Vì được trùng tu nhiều lần, trong chùa không còn dấu tích của các kiến trúc di vật cổ.

Chùa Láng mang một vẻ đẹp hài hòa với quần thể kiến trúc cân xứng với không gian, các công trình kiến trúc bên trong chùa được thiết kế với các lối đi, sân vườn và những hàng cây cổ thụ rợp bóng tạo thành một không gian tĩnh mịch, cổ kính.

Chùa Láng mang một vẻ đẹp hài hòa với quần thể kiến trúc cân xứng với không gian, các công trình kiến trúc bên trong chùa được thiết kế với các lối đi, sân vườn và những hàng cây cổ thụ rợp bóng tạo thành một không gian tĩnh mịch, cổ kính.

Vẻ bề thế của quần thể kiến trúc hài hòa, cân xứng với không gian thoáng đãng khiến cho chùa Láng đã từng được coi là "đệ nhất tùng lâm" ở phía Tây kinh thành Thăng Long xưa.

Vẻ bề thế của quần thể kiến trúc hài hòa, cân xứng với không gian thoáng đãng khiến cho chùa Láng đã từng được coi là "đệ nhất tùng lâm" ở phía Tây kinh thành Thăng Long xưa.

Dịp đầu xuân là thời điểm các gia đình cùng nhau đi lễ chùa để cầu may mắn, bình an cho một năm mới.

Dịp đầu xuân là thời điểm các gia đình cùng nhau đi lễ chùa để cầu may mắn, bình an cho một năm mới.

Cổng chùa ngoài cùng bao gồm bốn cột vuông với ba mái cong không chùm lên cột mà gắn vào sườn cột, mái giữa cao hơn hai mái bên, hơi giống kiến trúc cổng ở cung vua phủ chúa ngày xưa, trên cổng có tấm hoành phi lớn đề chữ "Thiền Thiên Khải Thánh".

Cổng chùa ngoài cùng bao gồm bốn cột vuông với ba mái cong không chùm lên cột mà gắn vào sườn cột, mái giữa cao hơn hai mái bên, hơi giống kiến trúc cổng ở cung vua phủ chúa ngày xưa, trên cổng có tấm hoành phi lớn đề chữ "Thiền Thiên Khải Thánh".

Qua cổng là một sân lát gạch Bát Tràng, giữa sân là chiếc sập đá, nơi đặt kiệu trong các ngày lễ hội. Cuối sân có cửa tam quan. Từ đây có con đường lát gạch, hai bên là hàng muỗm cổ thụ cả gần ngàn tuổi dẫn đến cổng thứ ba.

Qua cổng là một sân lát gạch Bát Tràng, giữa sân là chiếc sập đá, nơi đặt kiệu trong các ngày lễ hội. Cuối sân có cửa tam quan. Từ đây có con đường lát gạch, hai bên là hàng muỗm cổ thụ cả gần ngàn tuổi dẫn đến cổng thứ ba.

Qua cổng thứ ba ở giữa có ngôi nhà bát giác nơi đặt tượng của Từ Đạo Hạnh. Qua nhà bát giác này mới đến các công trình chính trong chùa: bái đường, nhà thiêu hương, thượng điện, các dãy hành lang, nhà tổ và tăng phòng...

Qua cổng thứ ba ở giữa có ngôi nhà bát giác nơi đặt tượng của Từ Đạo Hạnh. Qua nhà bát giác này mới đến các công trình chính trong chùa: bái đường, nhà thiêu hương, thượng điện, các dãy hành lang, nhà tổ và tăng phòng...

Không giống các đền, chùa khác trên địa bàn thành phố Hà Nội, chùa Láng đón lượng du khách ghé thăm vào các ngày đầu xuân năm mới không quá đông. Điều này tạo nên không không gian rất riêng mà chỉ Chiêu Thiền Tự mới có, không xô bồ, tấp nập mà nhẹ nhàng, sâu lắng của một chốn linh thiêng đúng nghĩa.

Không giống các đền, chùa khác trên địa bàn thành phố Hà Nội, chùa Láng đón lượng du khách ghé thăm vào các ngày đầu xuân năm mới không quá đông. Điều này tạo nên không không gian rất riêng mà chỉ Chiêu Thiền Tự mới có, không xô bồ, tấp nập mà nhẹ nhàng, sâu lắng của một chốn linh thiêng đúng nghĩa.

Nhiều bạn trẻ lựa chọn chùa Láng là địa điểm đi du xuân, lễ chùa đầu năm.

Nhiều bạn trẻ lựa chọn chùa Láng là địa điểm đi du xuân, lễ chùa đầu năm.

Hội chùa Láng cử hành vào ngày 7/3 Âm lịch, đây là ngày sinh của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Chùa Láng là dạng chùa "Tiền Phật, Hậu Thánh", một đặc trưng khác biệt tại chùa là do Từ Đạo Hạnh vừa là sư vừa là Thánh của làng nên người dân ở đây dâng cả rượu, thịt trong ngày lễ hội.

Thành Long

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/muc-so-thi-ngoi-chua-co-900-nam-tuoi-ngay-giua-long-ha-noi-169230128212831998.htm