Mục tiêu 1,5 triệu doanh nghiệp vào năm 2025: Cần cải cách mang tính đột phá trong Luật Doanh nghiệp

Việt Nam đặt mục tiêu có 1,5 triệu doanh nghiệp vào năm 2025. Trong bối cảnh như hiện nay, khi số doanh nghiệp rời thị trường vẫn xấp xỉ số doanh nghiệp mới thành lập thì mục tiêu này không phải dễ.

Mục tiêu có 1,5 triệu doanh nghiệp vào năm 2025

Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê (GSO) cho thấy, trong vài năm gần đây, mỗi năm cả nước có khoảng 120.000 - 130.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Riêng trong năm 2024, Việt Nam có hơn 157.000 doanh nghiệp thành lập mới, tăng khoảng 1,39% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặc dù vậy, số lượng doanh nghiệp dừng hoạt động, giải thể không phải là nhỏ. Trong năm 2024, số lượng doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh đạt khoảng 100.000 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể là hơn 76.000 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp đã giải thể trong năm 2024 là hơn 21.600 doanh nghiệp, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

 Việt Nam đặt mục tiêu có 1,5 triệu doanh nghiệp vào năm 2025. (Ảnh: CT)

Việt Nam đặt mục tiêu có 1,5 triệu doanh nghiệp vào năm 2025. (Ảnh: CT)

TS Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam cho rằng: Tỷ lệ doanh nghiệp dừng hoạt động, giải thể chiếm đến khoảng 60% - 80% - 90%, thậm chí có thời gian còn vượt số doanh nghiệp mới thành lập. Điều này cho thấy dù đã có những tín hiệu phục hồi nhất định nhưng doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Ông Bình cho rằng, Việt Nam đặt mục tiêu có 1,5 triệu doanh nghiệp vào năm 2025. Trong bối cảnh như hiện nay, khi số doanh nghiệp rời thị trường vẫn xấp xỉ số doanh nghiệp mới thành lập thì mục tiêu này không phải dễ.

Bên cạnh đó, báo cáo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng cho thấy, tính tới đầu tháng 10/2024, Việt Nam có hơn 930.000 doanh nghiệp. Như vậy, để hoàn thành mục tiêu, trong vòng 1 năm tới, Việt Nam phải có thêm ít nhất 57.000 doanh nghiệp.

TS Lê Duy Bình nhấn mạnh, hiện, để nhà tư vấn bỏ vốn thành lập doanh nghiệp không khó nhưng để doanh nghiệp tồn tại và phát triển lâu dài là vấn đề còn rất nhiều công việc phải làm.

“Do đó, tôi cho rằng đã đến lúc cần chú ý đến mục tiêu phát triển doanh nghiệp đang hoạt động thay vì hướng đến mục tiêu là số lượng doanh nghiệp đăng ký mới”, ông Bình nói.

TS Lê Duy Bình đề xuất Việt Nam cần có các biện pháp cải cách mang tính đột phá trong Luật Doanh nghiệp.

“Đây là giải pháp cơ sở để khuyến khích kinh doanh, cá nhân kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu 1,5 triệu doanh nghiệp và xa hơn là 2 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả”, ông Bình nói thêm.

Cải cách mang tính đột phá trong Luật Doanh nghiệp

Hiện tại, Việt Nam có hơn 5 triệu hộ sản xuất, kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Các hộ kinh doanh cá thể chưa được coi là doanh nghiệp thực sự.

TS Lê Duy Bình đánh giá, Việt Nam cần tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh tham gia chính thức vào cộng doanh nghiệp dưới nhà chung của Luật Doanh nghiệp, cần thay đổi mạnh mẽ tư duy sửa đổi Luật Doanh nghiệp và cải cách các quy định để hình thành loại hình doanh nghiệp một chủ, doanh nghiệp cá thể đúng bản chất.

Cụ thể, Luật Doanh nghiệp và các luật liên quan cần phân tích các quy định ứng dụng bạch kim cho cá nhân doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp một chủ sở hữu trong Luật Doanh nghiệp và các luật định luật khác.

Việc đầu tiên cần làm là thay đổi thuật ngữ “doanh nghiệp tư nhân” trong Luật Doanh nghiệp thành doanh nghiệp cá thể hay doanh nghiệp một chủ, nhắm phản ánh đúng hơn bản chất pháp lý của loại hình doanh nghiệp này.

Bên cạnh đó, cần dành một chương trình riêng trong Luật Doanh nghiệp cho doanh nghiệp cá thể hay doanh nghiệp một chủ (sau khi đổi tên theo quy định mới).

Trong đó, quy định rõ khu vực doanh nghiệp này sẽ áp dụng các chế độ kế toán, báo cáo tài chính theo các nguyên tắc đơn giản, chi phí thấp và các quy định pháp luật khác, phù hợp với bản chất của doanh nghiệp một chủ, thay vì họ phải tuân thủ toàn bộ các quy định giống như các công ty khác như hiện nay.

Các quy định về quản lý thuế, mức thuế cũng phải đóng cần được điều chỉnh để khai thuế, mức thuế đối với loại hình doanh nghiệp một chủ hoặc doanh nghiệp cá thể này sẽ gần giống như mức độ kinh doanh cá thể phải đóng như hiện tại.

Họ sẽ không phải chịu cùng thẩm quyền, sắc thuế hay chế độ quản lý thuế tương tự như các công ty trách trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có hàng nền thành viên, hàng trăm, hàng ngàn cổ đồng như quy định hiện nay.

Định Trần

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/muc-tieu-15-trieu-doanh-nghiep-vao-nam-2025-can-cai-cach-mang-tinh-dot-pha-trong-luat-doanh-nghiep-post332651.html