Mỹ mất dấu tên lửa AIM-9X trị giá gần 400.000 USD khi bắn trượt UFO?

Hiện giới chức Mỹ vẫn chưa xác định được dấu tích của quả tên lửa tên lửa AIM-9X trị giá gần 400.000 USD đã bắn hụt mục tiêu bay không xác định (UFO) hôm 12/2/2023.

"Tên lửa AIM-9X đầu tiên do tiêm kích F-16 khai hỏa đã bắn trượt mục tiêu. Quả đạn thứ hai đánh trúng đích", một quan chức Mỹ cho biết hôm 13/2, khi đề cập vụ bắn hạ vật thể bay lạ trên hồ Huron, bang Michigan nằm giữa biên giới Mỹ và Canada.

Được biết hôm 12/2, không quân Mỹ đã điều biên đội hai chiếc F-16 thuộc Phi đoàn tiêm kích số 148 để bắn hạ UFO trên hồ Huron, khi trở về mỗi chiếc thiếu một tên lửa AIM-9X ở giá treo dưới cánh.

Hiện không quân Mỹ không rõ tung tích của quả tên lửa AIM-9X trị giá gần 400.000 USD bắn trượt này rơi xuống khu vực nào.

Nhà Trắng và Lầu Năm Góc trước đó không đề cập việc một quả tên lửa AIM-9X bắn trượt UFO khi thông báo về vụ bắn rơi vật thể lạ này.

Tuy nhiên, tướng Glen VanHerck, chỉ huy Bộ tư lệnh phương Bắc quân đội Mỹ, hôm 12/2 đã thừa nhận tiêm kích gặp khó khăn trong phát hiện, bám bắt và triệt hạ mục tiêu vì kích thước của chúng rất nhỏ.

“Các phi công đều cảm thấy rằng họ khó thể thực hiện việc bắn hạ một cách dễ fàng UFO này vì kích thước của nó quá nhỏ”, tướng VanHerck nói.

Các phi công đã chọn sử dụng tên lửa tầm ngắn AIM-9X Sidewinder, bởi lẽ loại vũ khí này có khả năng bắt bám mục tiêu dựa theo tín hiệu nhiệt.

Vật thể hình UFO trên hồ Huron là mục tiêu thứ tư bị bắn rơi tại Bắc Mỹ trong tháng này.

Đây cũng là mục tiêu duy nhất bị bắn hạ bởi chiến đấu cơ F-16. Đây cũng là mục tiêu khiến Mỹ phải tốn tới 2 quả tên lửa AIM-9X.

Trong khi 3 mục tiêu còn lại đều do tiêm kích F-22 Raptor thực hiện và chỉ tốn một quả AIM-9X.

AIM-9X là phiên bản cải tiến từ tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9 được phát triển vào thập niên 1950 và chính thức đi vào trang bị năm 1956.

Tên lửa tầm ngắn AIM-9X được đưa vào biên chế quân đội Mỹ năm 2003.

AIM-9 là thế hệ tên lửa không đối không dẫn đường bằng hồng ngoại có khả năng tiêu diệt mục tiêu đường không ở cự ly 30-35 km.

Quá trình nâng cấp AIM-9X bắt đầu từ cuối những năm 1980 nhằm đối phó với sự ra đời của tên lửa R-73 (AA-11 Archer) của Nga.

AIM-9X được trang bị động cơ kiểm soát vector lực đẩy kết hợp với vây lái ở mũi mang lại khả năng cơ động cao trong phạm vi hẹp.

Cảm biến hồng ngoại tiên tiến với góc nhìn lên đến 90 độ tương thích với hệ thống nhắm mục tiêu trên mũ bay phi công cho phép khóa mục tiêu bằng mắt nhìn.

Một trong những tính năng "đỉnh" của AIM-9X là khả năng khóa mục tiêu sau khi phóng nên phù hợp với các tiêm kích tàng hình có khoang vũ khí bên trong thân.

Ngoài ra, cảm biến mới còn có tính năng cho phép phi công chỉ tập trung vào một mục tiêu duy nhất nên hiệu suất chiến đấu rất cao, do đó, mục tiêu rất khó trốn thoát nếu bị tên lửa tấn công.

Tên lửa có chiều dài 3 m, đường kính 0,127 m, sải cánh 0,44 m, trọng lượng 85 kg, tầm bắn tối đa 35 km.

AIM-9X được giới quân sự thế giới đánh giá là một trong những tên lửa không đối không dẫn đường hồng ngoại mạnh nhất thế giới.

Hiện AIM-9X có các phiên bản Block I, Block II và Block III.

Trong khi AIM-9X Block I chỉ được sản xuất giới hạn trong giai đoạn từ năm 2000-2003 thì Block II với một số cải tiến nhỏ đã được sản xuất đại trà từ năm 2004 và trang bị cho cả đồng minh.

Phiên bản AIM-9X Block III bắt đầu được nghiên cứu từ năm 2010 và dự kiến đi vào trang bị vào năm 2022.

Phiên bản AIM-9X Block III bắt đầu được nghiên cứu từ năm 2010 và dự kiến đi vào trang bị vào năm 2022.

AIM-9X Block III có động cơ mạnh mẽ hơn, tầm bay tăng lên khoảng 55 km, còn hệ thống điện tử vẫn giữ nguyên như phiên bản tiền nhiệm.

AIM-9X Block III có động cơ mạnh mẽ hơn, tầm bay tăng lên khoảng 55 km, còn hệ thống điện tử vẫn giữ nguyên như phiên bản tiền nhiệm.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/my-mat-dau-ten-lua-aim-9x-tri-gia-gan-400000-usd-khi-ban-truot-ufo-post531053.antd