Máy bay ném bom B-52 do Boeing chế tạo, thường được gọi là Big Ugly Fat Fellow hay BUFF (“Gã to béo xấu xí”), là một trong những máy bay lâu đời nhất của Không quân Mỹ. Các nhà lãnh đạo Không quân Mỹ cho biết, chiếc máy bay ném bom huyền thoại sẽ tiếp tục hoạt động đến những năm 2050.
Vào tháng 7/2021, Boeing thông báo họ đã chọn tập đoàn Raytheon để sản xuất một loại radar mới thay thế hệ thống AN/APQ-166 hiện tại của hãng Northrop Grumman. Raytheon đánh bại Northrop nhờ loại radar chùm tia linh hoạt có thể mở rộng AN/APG-83.
Tập đoàn Raytheon cho hay, radar mảng quét điện tử chủ động mới dựa trên radar APG-79 và APG-82 của Raytheon, sẽ tăng phạm vi phát hiện mục tiêu của B-52 và nó sẽ tăng số lượng mục tiêu mà máy bay ném bom có thể xác định được.
Raytheon sẽ làm việc với nhà thầu chính Boeing để thay thế radar và radome cũng như lắp đặt các màn hình mới. Hợp đồng ban đầu tài trợ cho chương trình thông qua đánh giá thiết kế quan trọng sẽ kết thúc vào năm 2021. Các cuộc thử nghiệm mặt đất và bay đầu tiên có thể diễn ra sớm nhất vào năm 2023.
Máy bay ném bom chiến lược B-52 cũng sẽ được trang bị máy tính và hệ thống thông tin liên lạc mới. Màn hình LCD đủ màu, máy tính cập nhật và một số liên kết truyền thông mới cũng đang được triển khai thông qua chương trình Công nghệ Truyền thông Mạng Chiến đấu.
Việc nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc và các thiết bị điện tử sẽ cho phép B-52 truyền nguồn cấp dữ liệu theo thời gian thực để cung cấp thông tin tình báo và cập nhật kế hoạch nhiệm vụ nhanh chóng và bảo mật hơn.
Cho đến nay, 60 trong số 76 máy bay đã được nâng cấp, Alan Williams, phó giám sát phần tử chương trình B-52 tại Bộ tư lệnh tấn công toàn cầu của Không quân cho biết.
Scot Oathout, giám đốc chương trình máy bay ném bom của Boeing cho biết Không quân Mỹ cũng đang bổ sung Link 16 cho B-52, đây là một trong những máy bay cuối cùng của dịch vụ có được liên kết thông tin liên lạc tiêu chuẩn NATO.
Đại úy Eric Nelson, một phi công huấn luyện B-52 và sĩ quan vũ khí chỉ ra rằng việc nâng cấp thông tin liên lạc là đặc biệt quan trọng đối với khả năng kết nối với các nền tảng khác của B-52.
Eric Nelson cho hay “Không có cuộc chiến nào là cuộc chiến khép kín”. “B-52 đã tương tác với nhiều máy bay trên khắp sân các sân bay và ngay cả trong sứ mệnh hạt nhân, nó vẫn không đi một mình. Các yêu cầu và những nâng cấp mới sẽ cho phép chúng tôi giao tiếp tốt hơn trong thế giới kỹ thuật số, nơi mà trước đây chúng tôi chủ yếu dựa vào giao tiếp tương tự theo tầm nhìn".
Cải thiện tiếp theo là hệ thống vũ khí. Ngoài việc khả năng mang vác các loại vũ khí tấn công thông thường và hạt nhân, B 52 được tích hợp tên lửa siêu vượt âm trong tương lai. Đó là vũ khí siêu thanh AGM-183A được phóng trên không.
B-52 cũng được cho là có thể trang bị tên lửa phòng không tầm xa hiện đang được phát triển. LRSO sẽ thay thế tên lửa hành trình phóng từ trên không AGM-86B, có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân hoặc thông thường.
Cùng với các vũ khí mới, B-52 đang được nâng cấp đối với bệ phóng quay thông thường, nhằm tăng gấp đôi số lượng vũ khí mà máy bay có thể phóng từ khoang bên trong. Không quân Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm các sửa đổi đối với bệ phóng vào đầu năm nay, theo thông tin được cơ quan này đã công bố trước đó.
Không quân Mỹ đang suy nghĩ về cách thức hiện đại hóa các hệ thống phòng thủ của B-52, đặc biệt là hệ thống tác chiến điện tử. Dịch vụ đang trong quá trình “thay thế hình thức, phù hợp, chức năng” cho hệ thống đối phó điện tử ALQ-172 hiện tại hoặc ECM sẽ giúp giải quyết các vấn đề lỗi thời và tăng độ tin cậy của máy bay.
B-52 được coi là một nền tảng phương tiện tấn công dự phòng. Kế hoạch hiện tại là máy bay sẽ không đi vào khu vực có mật độ nguy hiểm cao và do đó nhu cầu nâng cấp hệ thống tác chiến điện tử không đòi hỏi nhiều, như một số nhu cầu nâng cấp khác cho B-52.
Thái Hòa