Mỹ tấn công vào 'hành vi lãng phí' của ngành công nghiệp dầu khí

Tuần này, Chính phủ Mỹ đã công bố việc sửa đổi quy định về khí thải khí đốt tự nhiên từ ngành công nghiệp dầu khí, vốn đã tồn tại hơn 40 năm, nhằm 'tránh' các 'hành vi lãng phí' .

Đốt bỏ khí đồng hành tại Mỹ. Ảnh AP

Đốt bỏ khí đồng hành tại Mỹ. Ảnh AP

Tỷ lệ thất thoát khí tăng hơn gấp đôi

Metan, một loại khí nhà kính mạnh, mà Mỹ đã cam kết giảm thiểu trong khuôn khổ các cam kết về khí hậu.

Theo thông cáo báo chí của Văn phòng Quản lý Đất đai (BLM), cơ quan quản lý đất đai công cộng liên bang, các nhà khai thác khí đốt và dầu mỏ sẽ được yêu cầu “tiến hành các hoạt động phát hiện và sửa chữa rò rỉ”. Họ cũng phải “giảm thiểu” lượng khí thải từ việc xả hoặc đốt khí thải, bao gồm cả việc thải khí thải vào khí quyển hoặc đốt cháy khí không sử dụng.

Cũng theo nguồn tin này, tỷ lệ khí đốt tự nhiên bị thất thoát do hai hoạt động này đã tăng hơn gấp đôi kể từ những năm 1980 do sự phát triển của ngành công nghiệp.

Bộ trưởng Nội vụ Hoa Kỳ, ông Deb Haaland cho biết trong một thông cáo: “Bằng việc áp dụng các thực tiễn và công nghệ hiện đại để giảm thiểu lãng phí khí đốt tự nhiên chúng tôi đang thực hiện các biện pháp đã được mong đợi từ lâu để tăng cường trách nhiệm giải trình của các nhà khai thác dầu khí”.

Quy định nhằm giảm khí thải metan

Theo thông cáo, từ năm 2010 đến năm 2020, hơn 1,2 tỷ mét khối khí đốt đã được thải hoặc đốt cháy trên các khu đất thuộc sở hữu của liên bang hoặc thổ dân da đỏ, đủ cung cấp cho 675.000 hộ gia đình.

Vào tháng 12/2023, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) đã công bố quy định riêng nhằm giảm lượng khí thải metan từ ngành công nghiệp dầu khí, bao gồm việc xử lý việc đốt khí và rò rỉ khí.

Tuy nhiên, quy định của BLM lại khác biệt. Theo ước tính của họ, quy định này sẽ giúp tạo ra 50 triệu đô la doanh thu hàng năm từ tiền thuế.

Khí metan là khí nhà kính lớn thứ hai do hoạt động của con người tạo ra sau carbon dioxide (CO2).

Nh.Thạch

AFP

Nguồn PetroTimes: https://nangluongquocte.petrotimes.vn/my-tan-cong-vao-hanh-vi-lang-phi-cua-nganh-cong-nghiep-dau-khi-708405.html