Mỹ xúc tiến thiết lập liên minh để kiểm soát Bắc Cực

Kiểm soát Bắc Cực là đích ngắm được Mỹ cùng đồng minh theo đuổi nhằm phá vỡ thế độc tôn hiện nay của Nga tại khu vực này.

Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO được tổ chức từ ngày 9 đến ngày 11/7 tại Washington, Mỹ đã trình bày bản kế hoạch đầy tham vọng để có thể kiểm soát Bắc Cực cùng với các đồng minh.

Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO được tổ chức từ ngày 9 đến ngày 11/7 tại Washington, Mỹ đã trình bày bản kế hoạch đầy tham vọng để có thể kiểm soát Bắc Cực cùng với các đồng minh.

Mỹ đã lôi kéo Phần Lan và Canada trong nỗ lực nhằm bắt kịp Nga về quy mô đội tàu phá băng, bởi hiện tại Washington chỉ có tổng cộng 2 phương tiện loại này còn khả năng hoạt động, con số rõ ràng quá nhỏ bé.

Mỹ đã lôi kéo Phần Lan và Canada trong nỗ lực nhằm bắt kịp Nga về quy mô đội tàu phá băng, bởi hiện tại Washington chỉ có tổng cộng 2 phương tiện loại này còn khả năng hoạt động, con số rõ ràng quá nhỏ bé.

Đáng chú ý là Phó Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Mỹ - ông Dalip Singh đã công bố một hiệp ước 3 bên, trong đó Nhà Trắng có kế hoạch triển khai “dự án sức mạnh” ở Bắc Cực để “áp đặt các chuẩn mực theo thông lệ quốc tế”.

Đáng chú ý là Phó Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Mỹ - ông Dalip Singh đã công bố một hiệp ước 3 bên, trong đó Nhà Trắng có kế hoạch triển khai “dự án sức mạnh” ở Bắc Cực để “áp đặt các chuẩn mực theo thông lệ quốc tế”.

Mỹ thừa nhận nước này không có đủ số lượng tàu lớp băng và thua kém quá nhiều so với Nga nhưng bày tỏ hy vọng rằng thông qua nỗ lực chung, họ có thể tăng cường sản xuất thêm nhiều phương tiện để đủ sức cạnh tranh.

Mỹ thừa nhận nước này không có đủ số lượng tàu lớp băng và thua kém quá nhiều so với Nga nhưng bày tỏ hy vọng rằng thông qua nỗ lực chung, họ có thể tăng cường sản xuất thêm nhiều phương tiện để đủ sức cạnh tranh.

"Chúng tôi hiện chỉ có hai tàu phá băng ở vùng cực và chúng còn sắp hết thời gian hoạt động. Tuy nhiên Mỹ dự định tăng số lượng lên mức nhanh nhất có thể", ông Dalip Singh nói rõ.

"Chúng tôi hiện chỉ có hai tàu phá băng ở vùng cực và chúng còn sắp hết thời gian hoạt động. Tuy nhiên Mỹ dự định tăng số lượng lên mức nhanh nhất có thể", ông Dalip Singh nói rõ.

Vị quan chức trên cảnh báo rằng nếu không thực hiện các thỏa thuận đã đạt được, Mỹ và đồng minh có nguy cơ mất ưu thế tại một địa bàn quan trọng có ý nghĩa chiến lược rất lớn trong thế kỷ 21.

Vị quan chức trên cảnh báo rằng nếu không thực hiện các thỏa thuận đã đạt được, Mỹ và đồng minh có nguy cơ mất ưu thế tại một địa bàn quan trọng có ý nghĩa chiến lược rất lớn trong thế kỷ 21.

Ông Singh ước tính Canada có khoảng 20 tàu phá băng và hạm đội của Phần Lan cùng có quy mô 8 chiếc. Mỹ hy vọng sẽ tăng tổng số phương tiện loại này trong số những nước tham gia "Hiệp ước Bắc Cực" lên 70 - 90 chiếc trong thập kỷ tới.

Ông Singh ước tính Canada có khoảng 20 tàu phá băng và hạm đội của Phần Lan cùng có quy mô 8 chiếc. Mỹ hy vọng sẽ tăng tổng số phương tiện loại này trong số những nước tham gia "Hiệp ước Bắc Cực" lên 70 - 90 chiếc trong thập kỷ tới.

Hiện tại Nga có đội tàu phá băng lớn nhất thế giới bao gồm 34 chiếc dùng động cơ diesel và 7 tàu trang bị lò phản ứng hạt nhân. Ngoài ra nhiều tàu phá băng khác đang được chế tạo tại các nhà máy đóng tàu, chúng ở mức độ sẵn sàng khác nhau.

Hiện tại Nga có đội tàu phá băng lớn nhất thế giới bao gồm 34 chiếc dùng động cơ diesel và 7 tàu trang bị lò phản ứng hạt nhân. Ngoài ra nhiều tàu phá băng khác đang được chế tạo tại các nhà máy đóng tàu, chúng ở mức độ sẵn sàng khác nhau.

Ngoài tăng cường số lượng tàu phá băng, Hải quân Canada cũng đang nỗ lực chuẩn bị cho những trận chiến có thể xảy ra dưới lớp băng Bắc Cực, nơi đối thủ chính được xác định là Nga.

Ngoài tăng cường số lượng tàu phá băng, Hải quân Canada cũng đang nỗ lực chuẩn bị cho những trận chiến có thể xảy ra dưới lớp băng Bắc Cực, nơi đối thủ chính được xác định là Nga.

Chính phủ Canada đã tuyên bố ý định tăng cường sức mạnh một cách triệt để đối với hạm đội tàu ngầm của lực lượng hải quân thông qua ý định mua 12 tàu ngầm phi hạt nhân thế hệ mới để phối hợp cùng 4 chiếc lớp Upholder hiện nay.

Chính phủ Canada đã tuyên bố ý định tăng cường sức mạnh một cách triệt để đối với hạm đội tàu ngầm của lực lượng hải quân thông qua ý định mua 12 tàu ngầm phi hạt nhân thế hệ mới để phối hợp cùng 4 chiếc lớp Upholder hiện nay.

Đây là một phần của chương trình nhà nước nhằm mục đích phát triển cũng như bảo vệ phần lãnh thổ Bắc Cực thuộc chủ quyền Canada khỏi sự xâm lấn từ bên ngoài.

Đây là một phần của chương trình nhà nước nhằm mục đích phát triển cũng như bảo vệ phần lãnh thổ Bắc Cực thuộc chủ quyền Canada khỏi sự xâm lấn từ bên ngoài.

Dự đoán vào năm 2050, Bắc Cực sẽ trở thành nơi mà hoạt động khai thác tài nguyên diễn ra mạnh mẽ, đồng thời còn là khu vực có nhiều tuyến hậu cần mới. Điều này đồng nghĩa với việc họ cần phải bảo vệ lợi ích của mình, trước hết nhằm đối phó nguy cơ từ Nga.

Dự đoán vào năm 2050, Bắc Cực sẽ trở thành nơi mà hoạt động khai thác tài nguyên diễn ra mạnh mẽ, đồng thời còn là khu vực có nhiều tuyến hậu cần mới. Điều này đồng nghĩa với việc họ cần phải bảo vệ lợi ích của mình, trước hết nhằm đối phó nguy cơ từ Nga.

Đó là lý do tại sao Canada lựa chọn tăng cường đáng kể hạm đội tàu ngầm, bởi phương tiện này có thể tuần tra và bảo vệ hiệu quả những lợi ích của họ ở Bắc Cực, và nếu cần sẽ tham gia trận chiến dưới băng.

Đó là lý do tại sao Canada lựa chọn tăng cường đáng kể hạm đội tàu ngầm, bởi phương tiện này có thể tuần tra và bảo vệ hiệu quả những lợi ích của họ ở Bắc Cực, và nếu cần sẽ tham gia trận chiến dưới băng.

Hiện tại rất khó để nói về các điều khoản và chi phí cho một thỏa thuận như vậy của Hải quân Canada, ngoài ra còn phải bổ sung vào ngân sách khoản tiền ước tính cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng tương ứng ở Bắc Cực.

Hiện tại rất khó để nói về các điều khoản và chi phí cho một thỏa thuận như vậy của Hải quân Canada, ngoài ra còn phải bổ sung vào ngân sách khoản tiền ước tính cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng tương ứng ở Bắc Cực.

Nhưng trong 20 năm tới, chính phủ Canada đã lên kế hoạch chi tổng cộng 73 tỷ đô la cho nhu cầu quốc phòng, khoản tiền này theo nhận xét là khá đủ để giải quyết những vướng mắc còn tồn tại.

Nhưng trong 20 năm tới, chính phủ Canada đã lên kế hoạch chi tổng cộng 73 tỷ đô la cho nhu cầu quốc phòng, khoản tiền này theo nhận xét là khá đủ để giải quyết những vướng mắc còn tồn tại.

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/my-xuc-tien-thiet-lap-lien-minh-de-kiem-soat-bac-cuc-post583006.antd