Năm 2025, Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN tuyển sinh bằng 42 tổ hợp
Năm 2025, Trường Đại học Ngoại ngữ (ĐHQGHN) dự kiến tuyển 2700 SV, tăng 400 so với năm ngoái, gồm 2400 chỉ tiêu hệ chính quy và 300 chỉ tiêu liên kết quốc tế.
Năm nay, Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) dùng 42 tổ hợp xét tuyển, quy đổi điểm IELTS từ 5.5 đến 7.0 trở lên, tương ứng với mức 8,5 - 10. Đáng chú ý, trường mới mở thêm ngành học Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam (giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ).
1. Các ngành tuyển sinh và chỉ tiêu

2. Phương thức và đối tượng tuyển sinh
2.1. Phương thức 1: Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia các môn ngoại ngữ được xét tuyển thẳng vào các ngành phù hợp với môn thi.
2.2. Phương thức 2: Xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025
Thí sinh sử dụng các tổ hợp xét tuyển của Nhà trường để đăng ký xét tuyển không giới hạn số lượng nguyện vọng vào Trường. Danh sách các tổ hợp xét tuyển xem chi tiết tại bảng kèm theo.
Thang điểm xét tuyển: điểm ngoại ngữ tính hệ số 2, sau đó quy về thang điểm 30 và cộng điểm ưu tiên theo quy định.
Điểm xét tuyển = [(Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + (Điểm Ngoại ngữ x 2))/4 x 3] + điểm thưởng + điểm ưu tiên (nếu có)
Điểm thưởng: xem chi tiết tại mục 4
Điểm ưu tiên = [(30 – Tổng điểm đạt được đã bao gồm điểm thưởng)/7,5] × Mức điểm ưu tiên khu vực, đối tượng
Thí sinh phải đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Ngoại ngữ quy định.
2.3. Phương thức 3: Xét tuyển chứng chỉ ngoại ngữ kết hợp với kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025
Thí sinh sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ quy đổi sang thang điểm 10 kết hợp với 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển của Nhà trường để đăng ký xét tuyển không giới hạn số lượng nguyện vọng vào Trường. Bảng quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ và danh sách tổ hợp xét tuyển xem tại bảng kèm theo.
Thang điểm xét tuyển: điểm quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ tính hệ số 2, sau đó quy về thang điểm 30 và cộng điểm ưu tiên theo quy định.
Điểm xét tuyển = [(Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + (Điểm quy đổi chứng chỉ sang thang điểm 10 x 2))/4 x 3] + điểm thưởng + điểm ưu tiên (nếu có)
Điểm thưởng: xem chi tiết tại mục 4
Điểm ưu tiên = [(30 – Tổng điểm đạt được đã bao gồm điểm thưởng)/7,5] × Mức điểm ưu tiên khu vực, đối tượng
Thí sinh phải đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Ngoại ngữ quy định.
2.4. Phương thức 4: Xét tuyển bằng kết quả bài thi Đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức
Thí sinh sử dụng kết quả bài thi Đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức, trong đó điểm hợp phần Tiếng Anh đạt tối thiểu 30/50 điểm.
Thang điểm xét tuyển: Xét tuyển theo thang điểm 150, sau đó quy về thang 30 theo công thức quy đổi chuẩn của Đại học Quốc gia Hà Nội và cộng điểm ưu tiên theo quy định.
Thí sinh phải đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Đại học Quốc gia Hà Nội quy định.
2.5. Phương thức 5: Xét tuyển chứng chỉ kết hợp với kết quả học tập bậc trung học phổ thông
Đối tượng xét tuyển: Thí sinh là học sinh trung học phổ thông thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc học sinh hệ chuyên/lớp chuyên của các trường trung học phổ thông chuyên cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có kết quả học tập cả 3 năm cấp trung học phổ thông được đánh giá mức tốt (học lực xếp loại giỏi trở lên).
Thí sinh sử dụng chứng chỉ quy đổi sang thang điểm 10 tính hệ số 2 kết hợp với kết quả học tập 6 học kỳ bậc trung học phổ thông của 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển, sau đó quy về thang 30 và cộng điểm ưu tiên theo quy định.
Điểm xét tuyển = [(Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + (Điểm quy đổi chứng chỉ sang thang điểm 10 x 2))/4 x 3] + điểm thưởng + điểm ưu tiên (nếu có)
Điểm thưởng: xem chi tiết tại mục 4
Điểm ưu tiên = [(30 – Tổng điểm đạt được đã bao gồm điểm thưởng)/7,5] × Mức điểm ưu tiên khu vực, đối tượng
Điều kiện bổ sung: Thí sinh phải đạt tối thiểu 8 điểm môn Toán hoặc điểm 2 môn (Toán, Ngữ văn) đạt tối thiểu 15 điểm trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025
3. Danh sách tổ hợp xét tuyển, chứng chỉ ngoại ngữ sử dụng trong tuyển sinh đại học chính quy năm 2025
3.1. Danh sách các tổ hợp xét tuyển vào Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2025


3.2. Danh sách các chứng chỉ ngoại ngữ sử dụng trong tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội


3.3. Bảng quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ sang thang điểm 10 sử dụng trong tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Tiếng Anh

Tiếng Nga

Tiếng Pháp

Tiếng Trung

Tiếng Đức

Tiếng Nhật

Tiếng Hàn

Ghi chú:
Chứng chỉ ngoại ngữ phải đủ 4 kỹ năng (không có kỹ năng nào dưới 5 trên thang điểm 10), trừ các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác tiếng Anh có 3 kỹ năng được công nhận là TOPIK (Tiếng Hàn), JLPT (Tiếng Nhật), TCF (Tiếng Pháp).
Chứng chỉ phải còn thời hạn sử dụng là 02 năm kể từ ngày dự thi đến ngày đăng ký xét tuyển.
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội không chấp nhận các chứng chỉ ngoại ngữ thi online.
4. Điểm thưởng
4.1. Điều kiện cộng điểm thưởng

Ghi chú:
Các chứng chỉ quốc tế phải còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi đến ngày đăng ký xét tuyển.
Thời gian đạt các giải thưởng, tiêu chí ưu tiên xét tuyển không quá 03 năm tính tới thời điểm xét tuyển và được bảo lưu trong các năm học trung học phổ thông đến năm tốt nghiệp trung học phổ thông.
4.2. Bảng điểm thưởng
4.2.1. Điểm thưởng dành cho thí sinh đạt giải trong các kỳ thi

4.2.2. Điểm thưởng dành cho thí sinh tham gia Chương trình VNU 12+

4.2.3. Điểm thưởng dành cho thí sinh có chứng chỉ quốc tế

Ghi chú:
Tổng điểm thưởng đối với thí sinh có thành tích đặc biệt không vượt quá 10% mức điểm tối đa của thang điểm xét (tối đa 3 điểm đối với thang điểm 30).
Điểm thưởng không bao gồm điểm ưu tiên khu vực, đối tượng.