Năm học 2023-2024: Lo thiếu sách giáo khoa và phương án 'sách giáo khoa PDF'
Đối với SGK lớp 4, 8 và 11 mới, NXB Giáo dục Việt Nam dự kiến phát hành từ ngày 15/6/2023. Tuy nhiên, hiện mới có một số ít địa phương công bố danh mục lựa chọn SGK.
Năm học 2022-2023 sắp kết thúc, cùng với đó là nhu cầu mua sắm sách giáo khoa (SGK) sử dụng cho năm học 2023-2024 của phụ huynh, học sinh cũng tăng lên.
Tuy nhiên, nhiều phụ huynh, chuyên gia bày tỏ sự lo lắng về tình trạng chậm tiến độ sách giáo khoa trong năm học tới, đặc biệt là với những lớp lần đầu tiên thay sách (các lớp 4, 8, 11).
Bởi, vừa qua dàn lãnh đạo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) bị khởi tố, tạm giam do có nhiều sai phạm trong công tác, đặc biệt là liên quan đến việc sai sót trong đấu thầu giấy in. Từ đó, có dư luận cho rằng, hiện tại, NXBGD đang đối diện với việc thiếu giấy in sách giáo khoa phục vụ năm học 2023 – 2024.
Thông tin này lan rộng gây lo lắng và cho rằng càng có cơ sở khi ngày 12/4/2023, trong thông báo kết luận buổi làm việc của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn với NXBGD có đoạn: “Cân nhắc thời điểm đăng tải sách giáo khoa PDF trong trường hợp sách giáo khoa chậm tiến độ, công bố rộng rãi để xã hội biết và đảm bảo ngưởi dùng dễ tiếp cận và dễ sử dụng”.
Trong khi đó, trả lời báo giới, ông Nguyễn Văn Tùng - Phó Tổng biên tập NXB Giáo dục Việt Nam cho biết, NXBGDVN đã nỗ lực triển khai in gấp, nhập nhanh để có sách giáo khoa tái bản của các lớp 1,2,3,6,7,10 theo chương trình GDPT 2018 và các lớp 4, 8,11 theo chương trình giáo dục phổ thông 2000 phát hành từ ngày 1/5/2023.
Tại các cửa hàng thuộc hệ thống phát hành của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và các Công ty Sách - TBTH địa phương hiện đã có đầy đủ các đầu sách giáo khoa thuộc các lớp trên. Sách giáo viên, sách bổ trợ đang tiếp tục được in, nhập kho để cung ứng tới các cửa hàng bán lẻ và tới các trường học phục vụ nhu cầu của giáo viên, học sinh.
“Đối với SGK lớp 4,8,11 mới, NXBGDVN dự kiến phát hành từ ngày 15/6/2023. Tuy nhiên, hiện mới có một số ít địa phương công bố danh mục lựa chọn SGK lớp 4,8,11 và hầu hết chưa có số lượng đăng ký sách cần cung ứng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thực tế, này cũng là khó khăn rất lớn đối với các nhà xuất bản, cả về số lượng, thời điểm và phương thức triển khai công tác in, làm sao vừa đảm bảo yêu cầu của Bộ GD&ĐT về cung ứng SGK phục vụ năm học mới, vừa thực hiện đúng các quy định của pháp luật về công tác in và phát hành”, ông Tùng nói.
Chưa hết, ngày 11/5 trong buổi làm việc với Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại trụ sở Văn phòng Chính phủ về vấn đề học phí và sách giáo khoa, NXBGD cho biết: “Tính đến ngày 30/4/2023, tỉ lệ in sách giáo khoa (của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho các khối lớp 4, 8, 11 đạt 79%”.
Thông tin này lan rộng gây lo lắng và cho rằng càng có cơ sở khi ngày 12/4/2023, trong thông báo kết luận buổi làm việc của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn với NXBGD có đoạn: “Cân nhắc thời điểm đăng tải sách giáo khoa PDF trong trường hợp sách giáo khoa chậm tiến độ, công bố rộng rãi để xã hội biết và đảm bảo ngưởi dùng dễ tiếp cận và dễ sử dụng”.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Tùng - Phó Tổng biên tập NXB Giáo dục Việt Nam cho biết, NXBGDVN đã nỗ lực triển khai in gấp, nhập nhanh để có sách giáo khoa tái bản của các lớp 1,2,3,6,7,10 theo chương trình GDPT 2018 và các lớp 5,9,12 theo chương trình giáo dục phổ thông 2000 phát hành từ ngày 1/5/2023.
Tại các cửa hàng thuộc hệ thống phát hành của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và các Công ty Sách - TBTH địa phương hiện đã có đầy đủ các đầu sách giáo khoa thuộc các lớp trên. Sách giáo viên, sách bổ trợ đang tiếp tục được in, nhập kho để cung ứng tới các cửa hàng bán lẻ và tới các trường học phục vụ nhu cầu của giáo viên, học sinh.
“Đối với SGK lớp 4,8,11 mới, NXBGDVN dự kiến phát hành từ ngày 15/6/2023. Tuy nhiên, hiện mới có một số ít địa phương công bố danh mục lựa chọn SGK lớp 4,8,11 và hầu hết chưa có số lượng đăng ký sách cần cung ứng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thực tế, này cũng là khó khăn rất lớn đối với các nhà xuất bản, cả về số lượng, thời điểm và phương thức triển khai công tác in, làm sao vừa đảm bảo yêu cầu của Bộ GD&ĐT về cung ứng SGK phục vụ năm học mới, vừa thực hiện đúng các quy định của pháp luật về công tác in và phát hành”, ông Tùng nói.
Chưa hết, ngày 11/5 trong buổi làm việc với Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại trụ sở Văn phòng Chính phủ về vấn đề học phí và sách giáo khoa, NXBGD cho biết: “Tính đến ngày 30/4/2023, tỉ lệ in sách giáo khoa (của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho các khối lớp 4, 8, 11 đạt 79%”.
Con số 79% sách giáo khoa các lớp 4, 8, 11 của NXBGD khiến chúng tôi không khỏi băn khoăn chính bởi thông báo mời nhà cung cấp in sách giáo khoa 4, 8, 11 của NXBGD.