Nam Phi: Kéo băng Nam Cực về cứu hạn cho Cape Town
Thủ đô Cape Town của Nam Phi đang thiếu nước ngọt trầm trọng và một người cứu hộ biển đầy tham vọng vừa đưa ra giải pháp khác thường: Lấy một tảng băng ở Nam Cực, sử dụng tàu chở dầu và tàu kéo đưa nó về Cape Town và sử dụng nước tan chảy từ băng để cứu hạn cho thành phố.
Dự kiến những tảng băng trôi sẽ là nguồn nước cứu hạn ở Cape Town
Kế hoạch được cho là khá “điên rồ”. Tuy nhiên, một tảng băng trôi nặng khoảng 125 triệu tấn có thể cung cấp 20% nhu cầu nước tiêu thụ hàng năm của Cape Town. Song, theo các nhà băng hà học, việc di chuyển một tảng băng khổng lồ như vậy có thể rất tốn kém và nguy hiểm, đặc biệt là nếu nó bất ngờ lật, nứt hoặc sụp đổ giữa đường thì hậu quả khó lường.
Giáo sư Ted Scambos, Nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Quan sát và Khoa học Trái đất tại Đại học Colorado tại Boulder (Mỹ) cho biết: “Vấn đề sẽ nằm ở kích cỡ khổng lồ của nó và thực tế là nó sẽ tan dần trong quãng đường di chuyển. Có rất nhiều cách làm vỡ tảng băng khi nó bắt đầu ấm lên và việc này rất khó kiểm soát”.
Khái niệm “cướp băng” không hề mới. Nhưng phi vụ mới nhất này được khởi xướng bởi Nicholas Sloane, một nhân viên cứu hộ biển Nam Phi, người có nhiều kinh nghiệm chiến đấu chống lại cướp biển có vũ trang và đã giải cứu hàng nghìn chú chim cánh cụt bị bao phủ trong dầu từ một con tàu đắm cũng như giúp trục vớt con tàu Costa Concordia - tàu du lịch của Ý bị mắc cạn tại Tuscany trong vụ tai nạn khiến 32 hành khách thiệt mạng, theo một hồ sơ về ông trên tờ Bloomberg Businessweek.
Dự án mới nhất này được anh lấy cảm hứng từ đợt hạn hán kéo dài hàng năm ở thành phố 4 triệu dân này. Các hộ gia đình ở Cape Town hiện bị giới hạn tiêu thụ dưới 70 lít/ngày, theo Bloomberg. Để so sánh, người Mỹ trung bình sử dụng từ 300 - 380 lít nước/ngày, theo số liệu của Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ.
Để giảm bớt tình trạng thiếu nước, Sloane đề xuất mang về một tảng băng khổng lồ dài 3.281 feet, rộng 1.640 feet và sâu 820 feet, theo ông trao đổi với Bloomberg. Ông Sloane đã tụ họp được một nhóm các nhà nghiên cứu về sông băng, nhà hải dương học, kỹ sư và nhà tài chính cho nỗ lực này, đặt tên nó là là Dự án Băng Nam Cực với cái giá để thực hiện là 200 triệu đô la.
Nếu chính quyền Cape Town trả tiền cho dự án này, điều khá khó vì có những lựa chọn khác rẻ hơn, theo Scambos cho biết, đoàn tìm kiếm của ông sẽ sử dụng dữ liệu vệ tinh để tìm tảng băng trôi có kích thước phù hợp nhất tại đảo Gough, nằm cách Cape Town khoảng 2.570km, theo báo cáo từ Bloomberg.
Đây sẽ là 1 thách thức lớn, theo Scambos nói, đoàn thủy thủ sẽ phải tạo ra các rãnh trên đỉnh của tảng băng để tránh cho nước tan tích tụ thành bể ở trên, điều sẽ khiến cho tảng băng bị nứt từ bên trong. Việc bắt được dòng hải lưu cũng sẽ không dễ với kích thước khổng lồ của “món hàng” này. Tuy nhiên, nếu thành công, kho báu mà họ đem về sẽ là nước nguyên sơ siêu sạch từ vùng cực được hình thành từ trăm tới hàng nghìn năm về trước.