Nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông
Cần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
“Cận cảnh” các mô-đun bồi dưỡng
Đề cập đến thực trạng và giải pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông, PGS.TS Trần Hữu Hoan – Phó Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục cho hay, Học viện và 7 trường sư phạm đã thực hiện bồi dưỡng khoảng 4.000 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán và 76.000 cán bộ quản lý đại trà. Cùng với đó là bồi dưỡng cho khoảng 28.000 giáo viên cốt cán, 800.000 giáo viên đại trà.
Chia sẻ một số mô-đun đã được triển khai bồi dưỡng cho cán bộ quản lý cốt cán, PGS.TS Trần Hữu Hoan viện dẫn:
Theo Phó Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục, một số mô-đun cần tiếp tục bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên gồm:
Cần tổ chức linh hoạt và phù hợp với thực tế
Tại Hội thảo “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018” do Cục nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) và Học viện Quản lý giáo dục phối hợp tổ chức, TS Vũ Minh Đức – Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục chia sẻ về định hướng nội dung bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Theo đó, ngoài các chương trình bồi dưỡng theo chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên, cần bồi dưỡng theo nhu cầu của từng địa phương. Việc này cần tổ chức một cách hệ thống, linh hoạt và phù hợp với thực tế.
Căn cứ trên 9 mô-đun thuộc Chương trình ETEP, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng như: Học viện Quản lý giáo dục và các trường sư phạm sẽ xây dựng chương trình bồi dưỡng theo nhu cầu, thẩm định tài liệu bồi dưỡng trên cơ sở có sự tham gia, thẩm định và giám sát của các Vụ chức năng.
Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là đơn vị đầu mối nắm bắt thông tin, nhu cầu bồi dưỡng từ địa phương đề xuất để chỉ đạo và phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tổ chức triển khai nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng, đáp ứng các nội dung mang tính trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả.
Từ thực tiễn khách quan, PGS.TS Trần Hữu Hoan kiến nghị, Bộ GD&ĐT tiếp tục xây dựng quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ giáo dục, ban hành chuẩn các chương trình đào tạo, bồi dưỡng;
Thực hiện giao chỉ tiêu bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo yêu cầu về số lượng, cơ cấu, chất lượng dựa trên định mức kinh tế - kỹ thuật, phù hợp với năng lực đào tạo, bồi dưỡng;
Đồng thời, tiếp tục nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên chủ chốt của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông. Mặt khác, hướng dẫn các địa phương kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông;
Các chương trình bồi dưỡng theo Chuẩn hiệu trưởng; tiêu chuẩn, quy trình lựa chọn cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán để thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục theo lộ trình.
Tiếp tục rà soát, triển khai đồng bộ kế hoạch bồi dưỡng
PGS.TS Trần Hữu Hoan đề xuất, những năm tiếp theo, Bộ GD&ĐT tiếp tục rà soát, ban hành và triển khai đồng bộ kế hoạch bồi dưỡng; kế hoạch kiểm tra, giám sát các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông theo từng năm để kịp thời điều chỉnh, bổ sung phù hợp đảm bảo chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Đối với các địa phương, Sở/Phòng GD&ĐT, PGS.TS Trần Hữu Hoan kiến nghị, cần quán triệt các văn bản của Đảng, Chính phủ và Bộ GD&ĐT. Chủ động cụ thể hóa các chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, xây dựng kế hoạch của sở/phòng GD&ĐT; đồng thời, có biện pháp giải quyết đối với cán bộ quản lý chưa đạt chuẩn tối thiểu, không đáp ứng yêu cầu công việc theo quy định của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức;
Bên cạnh đó, địa phương cần đánh giá chính xác cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông theo Chuẩn hiệu trưởng. Chủ động phối hợp, liên kết với các cơ sở bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục trên địa bàn và các cơ sở khác để đặt hàng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý.
Mặt khác, đảm bảo các chế độ chính sách cho cán bộ quản lý khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng. Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, cơ sở giáo dục phổ thông theo các kế hoạch của Bộ GD&ĐT.
Theo đó PGS.TS Trần Hữu Hoan lưu ý: Thứ nhất, triển khai thực hiện tốt Chuẩn hiệu trưởng; từ đó lựa chọn đội ngũ cán bộ quản lý cốt cán hợp lý nhất về số lượng, cơ cấu và chất lượng để cử đi bồi dưỡng tập trung và thực hiện nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp... trong quá trình triển khai bồi dưỡng cán bộ quản lý đại trà ở địa phương.
Thứ hai, tập trung rà soát, xây dựng và hoàn thiện hệ thống phục vụ tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Thứ ba, căn cứ lộ trình triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018, xác định đối tượng và số lượng cán bộ quản lý cần bồi dưỡng từng năm để tổ chức bồi dưỡng đại trà ở địa phương;
Thứ tư, chủ động phối hợp và đặt hàng với các cơ sở bồi dưỡng cán bộ quản lý bồi dưỡng cho giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.
Nhấn mạnh đến bối cảnh mới, năng lực mới, PGS.TS Trần Hữu Hoan “điểm danh” 7 năng lực quản trị cơ bản cần có gồm:
Thứ nhất, chiến lược phát triển nhà trường, kế hoạch giáo dục nhà trường;
Thứ hai, phát triển chương trình giáo dục nhà trường, chương trình môn học, chương trình hoạt động giáo dục;
Thứ ba, hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục;
Thứ tư, hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh;
Thứ năm, chất lượng giáo dục;
Thứ sáu, nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị;
Thứ bảy, ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong quản trị nhà trường phổ thông.