Nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại qua biên giới

Với hơn 5.000km đường biên giới chia sẻ với Trung Quốc, Lào và Campuchia, nằm ở vị trí trung tâm khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đang sở hữu nhiều lợi thế, điều kiện chiến lược để kỳ vọng vươn lên trở thành trung tâm giao thương trong khu vực, trở thành cửa ngõ kết nối thương mại quan trọng giữa các quốc gia láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á nói riêng với các nền kinh tế phát triển trên thế giới nói chung.

Với hơn 5.000km đường biên giới chia sẻ với Trung Quốc, Lào và Campuchia, nằm ở vị trí trung tâm khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đang sở hữu nhiều lợi thế, điều kiện chiến lược để kỳ vọng vươn lên trở thành trung tâm giao thương trong khu vực, trở thành cửa ngõ kết nối thương mại quan trọng giữa các quốc gia láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á nói riêng với các nền kinh tế phát triển trên thế giới nói chung.

Để thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ trên toàn tuyến biên giới đất liền, Chính phủ Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại biên giới với Chính phủ các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia... Đặc biệt, công tác xúc tiến thương mại qua cửa khẩu luôn được quan tâm triển khai và mang lại kết quả tích cực.

Đối với 1 số hội chợ tổ chức ở các địa bàn sâu hơn tại Trung Quốc như Côn Minh, Nam Ninh, đoàn Việt Nam đều tham dự với đoàn doanh nghiệp đông nhất trong khối các nước ASEAN.

Hay với Lào, Bộ Công Thương cũng tổ chức đoàn tham gia rất nhiều hội chợ, triển lãm của các địa phương nằm trong chương trình xúc tiến thương mại quốc gia được hỗ trợ kinh phí để tổ chức. Các hội chợ cấp địa phương với lào và campuchia được tổ chức tại các địa phương như An Giang, Quảng Trị, Quảng Bình thu hút một lượng lớn doanh nghiệp Việt Nam và nước bạn

Chưa kể, định kỳ hàng năm, Hội chợ Việt Lào đều được tổ chức với số lượng doanh nghiệp tham gia rất đông đảo.

Bằng những sự nỗ lực lớn, đến nay quy mô trao đổi hàng hóa qua tất cả các cửa khẩu trên toàn tuyến biên giới đất liền đã đạt hàng chục tỷ USD mỗi năm. Năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới đất liền sang 3 thị trường Trung Quốc, Lào và Campuchia đạt 50,38 tỷ USD, tăng 52,2% so với năm 2022, chiếm 27,68% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương với 3 thị trường; 2 tháng đầu năm 2024, con số này là 8,44 tỷ USD, tăng 28,5% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 28,88% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương với 3 thị trường.

Nằm sát với Trung Quốc, Lạng Sơn là địa phương có thế mạnh về kinh tế cửa khẩu và là một trong 2 địa phương đăng cai tổ chức Hội chợ thương mại Việt – Trung hàng năm. Đây là sự kiện xúc tiến thương mại lớn nhất của Việt Nam với thị trường Trung Quốc. Hiện nay, tỉnh Lạng Sơn có 12 cửa khẩu, trong đó có hai cửa khẩu quốc tế, một cửa khẩu song phương Chi Ma và 9 cửa khẩu phụ.

Là nơi giao thương, xuất khẩu lượng lớn hàng hóa với thị trường Trung Quốc, các cơ quan chức năng của Lạng Sơn luôn chú trọng triển khai nhiều giải pháp để xúc tiến thương mại, tạo điều kiện xuất khẩu qua cửa khẩu. Năm 2024, tính đến ngày 13/6, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tất cả các loại hình qua địa bàn Lạng Sơn đạt 25.244,56 triệu USD, tăng 37,28%. Mục tiêu tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tất cả các loại hình qua các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn năm 2024 là từ 55 - 60 tỷ USD.

Để nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại qua biên giới, doanh nghiệp cần chủ động xây dựng kênh trao đổi trực tiếp với các Thương vụ trên cơ sở nắm rõ nhu cầu xuất khẩu của doanh nghiệp địa phương. Đồng thời, có sự phối hợp hiệu quả với các Thương vụ trong quá trình kết nối doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài với doanh nghiệp xuất khẩu tại địa phương.

Theo Công Thương

Nguồn Thị Trường Tài Chính: https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/thi-truong-tai-chinh-tv/nang-cao-hieu-qua-xuc-tien-thuong-mai-qua-bien-gioi-124375.html