Nâng quy mô tổ chức lễ hội đền Khúc Thừa Dụ năm 2024 ở Hải Dương

Nâng quy mô tổ chức lễ hội đền Khúc Thừa Dụ năm 2024 ở Hải Dương

Nâng quy mô tổ chức lễ hội đền Khúc Thừa Dụ năm 2024 ở Hải Dương

lễ hội
ninh giang
15h05'

Lễ hội đền Khúc Thừa Dụ năm 2024 và dâng hương tưởng niệm 1.117 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Khúc Thừa Dụ (23/7 năm Đinh Mão - 23/7 năm Giáp Thìn) được tổ chức với quy mô cấp huyện, diễn ra trong 3 ngày từ 24 - 26/8 (tức 21 - 23/7 âm lịch), tại khu Di tích lịch sử văn hóa quốc gia đền Khúc Thừa Dụ, xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang (Hải Dương).

Đây là một trong những nội dung mới, được UBND huyện Ninh Giang ban hành trong tháng 8/2024, trước kia lễ hội do xã Kiến Quốc (huyện Ninh Giang) tổ chức.

Theo UBND huyện Ninh Giang, sự kiện được tổ chức nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia đền thờ Khúc Thừa Dụ; tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của anh hùng dân tộc Khúc Thừa Dụ, người có công đầu dựng nền tự chủ cho dân tộc Việt Nam ở Thế kỷ thứ X; tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của anh hùng dân tộc Khúc Thừa Dụ.

Di tích lịch sử văn hóa quốc gia đền Khúc Thừa Dụ tọa lạc tại thôn Cúc Bồ, xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Trong ảnh: Nghi môn ngoại đền Khúc Thừa Dụ.

Di tích lịch sử văn hóa quốc gia đền Khúc Thừa Dụ tọa lạc tại thôn Cúc Bồ, xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Trong ảnh: Nghi môn ngoại đền Khúc Thừa Dụ.

Thông qua các hoạt động lễ hội, góp phần tuyên truyền, quảng bá giá trị văn hóa tiêu biểu của lễ hội. Góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, ý trí tự lực, tự cường, bồi đắp đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc; nâng cao ý thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, nhân dân và du khách thập phương trong việc giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Di tích đền thờ Khúc Thừa Dụ.

Tại lễ hội, các nghi lễ được thực hiện theo nghi thức truyền thống. Theo kế hoạch, thứ 7 ngày 24/8 (21/7 âm lịch) sẽ diễn ra trưng bày các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của các xã, thị trấn trong huyện; tổ chức hội thi gói bánh chưng; tổ chức giải cờ tướng. Buổi tối từ 19h30’ - 21h00’ sẽ có chương trình văn nghệ.

Sau nghi môn ngoại là chiếc cầu đá dẫn vào bên trong khu di tích.

Sau nghi môn ngoại là chiếc cầu đá dẫn vào bên trong khu di tích.

Hôm sau, chủ nhật ngày 25/8 (22/7 âm lịch), buổi sáng từ 7h00’ - 10h00’, Ban tổ chức lễ cáo yết, khai quang tịnh Đền. Buổi chiều từ 14h0’ - 18h00’, Hội đồng gia tộc họ Khúc Việt Nam tổ chức lễ cáo yết tổ tiên; tổ chức giải bóng chuyền hơi nam, nữ. Buổi tối từ 19h00’ - 21h30’ sẽ diễn ra chương trình văn nghệ.

Bên trong khuôn viên di tích có hai dãy tượng linh thú, bên cạnh hồ sen.

Bên trong khuôn viên di tích có hai dãy tượng linh thú, bên cạnh hồ sen.

Vào thứ hai ngày 26/8 (23/7 âm lịch), buổi sáng từ 7h 00’ - 7h 30’, Ban tổ chức đón tiếp đại biểu và đăng ký đoàn dâng lễ; từ 7h30’ - 8h00’, các đoàn đại biểu (do Ban tổ chức mời) và Hội đồng gia tộc họ khúc Việt Nam vào dâng lễ.

Tiếp đến, từ 8h00’ - 10h00’, thứ hai ngày 26/8, sẽ diễn ra văn nghệ chào mừng; tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu; diễn văn khái quát công lao, sự nghiệp của tiên chúa Khúc Thừa Dụ; đánh trống khai hội; đọc chúc văn tế; các đoàn đại biểu, các chi, ngành họ Khúc và quý khách vào dâng hương, dâng lễ. Buổi chiều từ 13h00’ - 18h00’, Hội đồng gia tộc họ Khúc Việt Nam lễ tạ tổ tiên; Ban tổ chức lễ tạ kết thúc lễ hội; tổ chức giải pháo đất (dự kiến có 4 đội tham gia)...

Tượng linh thú vừa biểu thị quyền uy, vừa biểu thị sự gần gũi của Tam Khúc chúa với dân chúng.

Tượng linh thú vừa biểu thị quyền uy, vừa biểu thị sự gần gũi của Tam Khúc chúa với dân chúng.

Di tích lịch sử quốc gia đền thờ Khúc Thừa Dụ (xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương) được gọi theo tên danh nhân Khúc Thừa Dụ - người xây dựng nền tự chủ thế kỷ thứ X. Đền thờ Khúc Thừa Dụ và một số di tích tại đây được xây dựng trên một khuôn viên đất có diện tích 15.000m2.

Đền thờ Khúc Thừa Dụ, nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội 85km về phía Đông, cách thành phố Hải Dương 25km về phía Nam. Đền thờ được xây dựng ở phía trước và cách đình Cúc Bồ khoảng 4m về hướng Tây.

Ngăn cách sân hội và sân lễ là 2 bức phù điêu đá, bên trái là bức "Tụ Nghĩa" kể về quá trình dẫn quân đánh chiếm thành Đại La, dựng quyền tự chủ cho dân tộc.

Ngăn cách sân hội và sân lễ là 2 bức phù điêu đá, bên trái là bức "Tụ Nghĩa" kể về quá trình dẫn quân đánh chiếm thành Đại La, dựng quyền tự chủ cho dân tộc.

Toàn bộ khu vực đền thờ Khúc Thừa Dụ và đình Cúc Bồ có tường bao quanh, tuy trên một khuôn đất, nhưng đều có cổng riêng.

Bức phù điêu bên phải là bức "Khúc Hoan Ca", kể về đời sống nhân dân sau khi dành được độc lập. Đây là hình ảnh nhân dân đánh pháo đất, cảnh dệt vải, cày cấy, lễ hội, khoa cử hơn một nghìn năm trước… Nội dung mà các bức phù điêu truyền tải chính là sự thể hiện cho tinh thần dân tộc, ước vọng hòa bình, ổn định, phồn vinh của dân nhân Việt Nam.

Bức phù điêu bên phải là bức "Khúc Hoan Ca", kể về đời sống nhân dân sau khi dành được độc lập. Đây là hình ảnh nhân dân đánh pháo đất, cảnh dệt vải, cày cấy, lễ hội, khoa cử hơn một nghìn năm trước… Nội dung mà các bức phù điêu truyền tải chính là sự thể hiện cho tinh thần dân tộc, ước vọng hòa bình, ổn định, phồn vinh của dân nhân Việt Nam.

Ba vị Chúa gây dựng nền tự chủ

Khái quát về bối cảnh và nhân vật lịch sử, theo lịch sử địa phương, vào đầu thế kỷ X, ở Trung Quốc, triều đình nhà Đường bước vào thời kỳ suy yếu. Nhân cơ hội đó, ở đất Hồng Châu (gồm huyện Ninh Giang ngày nay), có người hào trưởng Khúc Thừa Dụ nổi tiếng nhân nghĩa và có thế lực trong vùng, đã chớp thời cơ dấy binh khởi nghĩa. Được các đầu mục trong nước giúp sức, ủng hộ, Khúc Thừa Dụ mang đại quân đánh chiếm phủ Tống Bình - Đại La (tức Hà Nội ngày nay), xưng là Tiết độ sứ, mở nền độc lập cho dân tộc sau gần một nghìn năm Bắc thuộc.

Nghi môn nội đền Khúc Thừa Dụ.

Nghi môn nội đền Khúc Thừa Dụ.

Niên hiệu Thiên Hựu năm thứ ba (906), nhà Đường buộc phải công nhận và thăng Tĩnh Hải Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ chức Đồng Bình chương sự. Theo cố Giáo sư Trần Quốc Vượng thì đây là một hành động khôn ngoan, “cướp chính quyền một cách hòa bình để xây dựng chính quyền tự chủ trong hoàn cảnh lịch sử ngày xưa”.

Hai bên là nhà tả vu, hữu vu.

Hai bên là nhà tả vu, hữu vu.

Ngày 23/7 năm Đinh Mão (907), Khúc Thừa Dụ qua đời. Người con trai là Khúc Hạo thay cha, giữ chức Tiết độ sứ, tiếp tục sự nghiệp chăm lo xây dựng đất nước với nhiều chính sách cải cách quan trọng.

Khúc Hạo thay cha cai quản đất nước đúng vào thời kỳ nhà hậu Lương vừa thay thế nhà Đường (907), ông đã khôn khéo cho một phái bộ sang nhà Lương thần phục để giữ hòa bình với phương Bắc để tập trung vào việc nội trị, với mục tiêu cải thiện đời sống nhân dân và xây dựng một chế độ hành chính trung ương tập quyền.

Nhà tả vu, hữu vu là nơi sửa soạn lễ vật, hương đăng trước khi vào lễ thần.

Nhà tả vu, hữu vu là nơi sửa soạn lễ vật, hương đăng trước khi vào lễ thần.

Về kinh tế - xã hội, Khúc Hạo cho sửa lại chế độ điền tô, thuế và lực dịch nặng nề. Về quốc phòng, ông chú ý bố phong, gìn giữ biên giới, lấy tình cảm để thu phục các hào trưởng miền biên ải và xây dựng lực lượng bảo vệ đô thành, phòng thủ đất nước.

Về chính trị, ông lấy khoan dung, giản dị, yên ổn và vui sống làm mục tiêu cai trị đất nước. Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tiền biên - quyển 5, 15a, đã tóm gọn những cải cách của Khúc Hạo trong mấy chữ cô đọng như sau: "Bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch, lập sổ hộ khẩu, kê rõ quê quán, giao cho giáp trưởng (quản giáp trông coi). Chính trị cốt chuộng khoan dung giản dị. Nhân dân đều được yên vui".

Đền thờ Khúc Thừa Dụ tọa lạc trên một khu đất rộng, thoáng, mặt tiền quay hướng Nam, nhìn ra sông Luộc là nơi lưu thủy, di tích có kiến trúc chữ Công (I), gồm 5 gian tiền tế, 3 gian trung từ và 5 gian hậu cung.

Đền thờ Khúc Thừa Dụ tọa lạc trên một khu đất rộng, thoáng, mặt tiền quay hướng Nam, nhìn ra sông Luộc là nơi lưu thủy, di tích có kiến trúc chữ Công (I), gồm 5 gian tiền tế, 3 gian trung từ và 5 gian hậu cung.

Đầu năm 917, Lưu Cung lên ngôi hoàng đế Nam Hán, Khúc Hạo sai con là Khúc Thừa Mỹ và Ngô Mẫn mang lễ vật sang mừng để kết tình bang giao. Lưu Mân nhận lễ vật và quốc thư.

Nhưng cuối năm ấy, Khúc Hạo qua đời, Khúc Thừa Mỹ lên nối ngôi, giữ binh quyền cai quản đất nước. Năm Canh Dần (930), nhà Nam Hán đem quân tiến đánh nước ta bằng đường thủy và đường bộ. Thế giặc mạnh, Khúc Thừa Mỹ không chống cự được và bị bắt giữ...

Bên trong tòa hậu cung, ở giữa là tượng Khúc Tiên chúa - Khúc Thừa Dụ. Tượng Tiên chúa Khúc Thừa Dụ với thanh gươm cầm trên tay thể hiện cho uy quyền và tài trí, đức trùm thiên hạ, là một pho tượng có chiều sâu về thần thái của một vị quân vương có dung mạo uy nghi, khí tiết hơn người.

Bên trong tòa hậu cung, ở giữa là tượng Khúc Tiên chúa - Khúc Thừa Dụ. Tượng Tiên chúa Khúc Thừa Dụ với thanh gươm cầm trên tay thể hiện cho uy quyền và tài trí, đức trùm thiên hạ, là một pho tượng có chiều sâu về thần thái của một vị quân vương có dung mạo uy nghi, khí tiết hơn người.

Theo một số nhận định, mặc dù thời gian nắm chính quyền chưa được 30 năm, nhưng những đóng góp của 3 thế hệ họ Khúc đã đánh dấu son trong lịch sử dân tộc. Đó là thời kỳ mở nền độc lập, tự chủ, với những cải cách lớn có giá trị bền vững trong quá trình dựng nước và giữ nước.

Bên hữu là tượng Khúc Trung chúa - Khúc Hạo. Tượng Trung chúa Khúc Hạo với cuốn thư trên tay phải như muốn diễn tả những trăn trở và suy nghĩ của ngài về việc cải cách đất nước. Tượng nét mặt khoan hòa, nhân hậu, toát lên vẻ đẹp tài đức đó là lòng nhân ái, vị tha của người khai sáng sự nghiệp mở ra nền độc lập chính thống.

Bên hữu là tượng Khúc Trung chúa - Khúc Hạo. Tượng Trung chúa Khúc Hạo với cuốn thư trên tay phải như muốn diễn tả những trăn trở và suy nghĩ của ngài về việc cải cách đất nước. Tượng nét mặt khoan hòa, nhân hậu, toát lên vẻ đẹp tài đức đó là lòng nhân ái, vị tha của người khai sáng sự nghiệp mở ra nền độc lập chính thống.

Tại thôn Cúc Bồ, xã Kiến Quốc (Ninh Giang) hiện còn lưu giữ được nhiều tài liệu liên quan tới họ Khúc. Đặc biệt có đôi câu đối: “Cúc Bồ di tổ nghiệp/ Hồng hạt dĩ tiên lai”, dịch nghĩa: “Đất Cúc Bồ lưu giữ sự nghiệp tổ tiên, hạt Hồng Châu mở hướng tương lai con cháu”.

Bên tả là tượng Khúc Hậu chúa - Khúc Thừa Mỹ. Tượng hậu chúa Khúc Thừa Mỹ được thể hiện trong tư thế quân bình, ung dung.

Bên tả là tượng Khúc Hậu chúa - Khúc Thừa Mỹ. Tượng hậu chúa Khúc Thừa Mỹ được thể hiện trong tư thế quân bình, ung dung.

Những sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng đặc sắc

Trước Cách mạng tháng 8/1945, tại thôn Cúc Bồ có một quần thể di tích gồm đình (thờ Thành hoàng Dương Quý Hiển và phối thờ Khúc Thừa Dụ); miếu (thờ Khúc Hạo), đền (thờ Khúc Thị Ngọc - Quỳnh Hoa công chúa là con gái Khúc Thừa Dụ) và chùa (thờ Phật). Trong bốn di tích này, hàng năm lễ hội đình Cúc Bồ được tổ chức lớn nhất, vào hai kỳ lễ đình đám tháng Giêng (âm lịch) và lễ kỷ niệm ngày mất của Khúc Thừa Dụ vào ngày 23/7 (âm lịch).

Trong đó, kỳ lễ hội tháng Giêng diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 14 - 16). Theo đó, ngay từ ngày 14, dân làng đã nô nức ra đình từ rất sớm làm các công việc chuẩn bị cho hội gồm bao sái đồ thờ, chồng kiệu, dọn dẹp đường “nghinh thỉnh” phong quang, sạch sẽ từ đình Cúc Bồ đến miếu thờ Khúc Hạo để tổ chức rước. Ngày 15 tháng Giêng là trọng hội.

Đền Khúc Thừa Dụ nằm giáp đê sông Luộc, mặt quay theo hướng Nam và được Nhà nước công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2015.

Đền Khúc Thừa Dụ nằm giáp đê sông Luộc, mặt quay theo hướng Nam và được Nhà nước công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2015.

Theo lệ, cứ ba năm một lần, các giáp Đông, Đoài Dương và Bắc lại thay nhau làm chủ tế. Lễ vật gồm có lợn, gà đã làm thịt và xôi, oản, quả các loại. Trong lễ tế, tiết mục đặc biệt nhất là đọc chúc văn, thường khi đến phần tên “húy” của các vị Thánh thì chiêng trống nổi lên rầm rộ để không cho người ngoài biết.

Sau nghi thức tế lễ, theo sự hướng dẫn của các Hương lão, đoàn rước phân công đi theo trình tự: kỳ lân, sư tử đi trước, hương án, kiệu bát cống, kiệu long đình có tàn che. Kế đến là các vị chức sắc, quan viên, và cuối cùng là dân làng. Đoàn rước tiến bước theo nhịp trống, chiêng vang dội, lộ trình từ đình đến miếu thờ Khúc Hạo tổ chức lễ bái qua đêm, sáng ngày hôm sau mới rước về đình, tổ chức lễ tạ, kết thúc lễ hội.

Cũng vào ngày 16 tháng Giêng, tại miếu thờ Khúc Hạo có tổ chức các trò chơi dân gian như: đấu võ, đấu vật, cờ tướng, chọi gà... thu hút cả những đô vật từ Hải Phòng, võ sĩ từ Thanh Hóa, Nghệ An về dự tạo nên một không khí náo nhiệt từ đình đến miếu. Kỳ lễ hội tháng 7 âm lịch diễn ra trong một ngày là ngày 23 kỷ niệm ngày mất của người anh hùng Khúc Thừa Dụ. Nghi thức tế lễ do đội tế nam trong thôn Cúc Bồ đảm nhiệm, lễ vật do ba giáp Đông, Đoài Dương và Bắc chịu trách nhiệm sắm sửa gồm: lợn, xôi, hoa quả, trầu rượu...

Vào tháng 1/1950, thực dân Pháp ép dân làng phá dỡ đình, chùa, đền, miếu để xây dựng đồn bốt, nhân dân Cúc Bồ đã khéo léo vừa phá dỡ vừa bí mật chuyển cất dấu một phần kiến trúc và đồ thờ tự. Đến năm 1989, trùng tu đình Cúc Bồ trên cơ sở kế thừa kiến trúc miếu Cúc Bồ. Và, cũng trong năm này, lễ hội đình Các Bồ mới được phục dựng trở lại.

Năm 2004, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hải Dương đã xây dựng đền thờ Khúc Thừa Dụ. Năm 2009, tổ chức khánh thành và đưa công trình vào khai thác sử dụng, nhân dân lấy ngày mất của Khúc Thừa Dụ (ngày 23/7 âm lịch), để tổ chức Lễ hội…

Không gian kiến trúc của các công trình trong khu di tích được bố trí hài hòa với sự kết hợp của nhiều loại nguyên vật liệu, đặc biệt là những kết cấu điêu khắc bằng gỗ và đá. Tất cả được xây dựng theo kiểu kiến trúc truyền thống với chất liệu bền vững. Đây là những tác phẩm nghệ thuật mà người nghệ nhân đã khéo léo sử dụng bàn tay, khối óc đưa vào đó khái niệm lịch sử, nội dung triết lý, nhân sinh quan sâu sắc.

Không gian kiến trúc của các công trình trong khu di tích được bố trí hài hòa với sự kết hợp của nhiều loại nguyên vật liệu, đặc biệt là những kết cấu điêu khắc bằng gỗ và đá. Tất cả được xây dựng theo kiểu kiến trúc truyền thống với chất liệu bền vững. Đây là những tác phẩm nghệ thuật mà người nghệ nhân đã khéo léo sử dụng bàn tay, khối óc đưa vào đó khái niệm lịch sử, nội dung triết lý, nhân sinh quan sâu sắc.

Đền thờ Khúc Thừa Dụ tọa lạc trên một khu đất rộng, thoáng, mặt tiền quay hướng Nam, nhìn ra sông Luộc là nơi lưu thủy, di tích có kiến trúc chữ Công (I), gồm các hạng mục công trình: nghi môn ngoại, chất liệu đá; cầu đá; giếng mắt rồng, chất liệu đá; nhà bia, chất liệu bê tông cốt thép, lợp ngói mũi; nghi môn nội và các mảng phù điêu bằng đá; hai dãy giải vũ, mỗi dãy năm gian, kiểu chữ Nhất (-), chất liệu gỗ, mái lợp ngói mũi; đền thờ Khúc Thừa Dụ, kiểu chữ Công (I), chất liệu gỗ, mái lợp ngói mũi; nhà ban quản lý, chất liệu bê tông cốt thép, mái đổ bê tông dán ngói mũi và công trình phụ…

Lễ hội truyền thống hàng năm có sự gắn kết giữa đình và đền, nhằm tăng thêm tính bền vững, tinh thần đoàn kết của cộng đồng nhân dân nơi đây, nhằm khơi dậy lòng tự hào, tinh thần tự tôn dân tộc, giáo dục truyền thống yêu nước; tiếp tục bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể tại địa phương cho các thế hệ kế tiếp.

Đồng thời coi đây là thiết chế văn hóa, điểm du lịch tâm linh của tỉnh Hải Dương để khai thác và phát huy một cách hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Bài & ảnh: Phùng Nguyện

Bài & ảnh: Phùng Nguyện

Nguồn Mekong Asean: https://mekongasean.vn/nang-quy-mo-to-chuc-le-hoi-den-khuc-thua-du-nam-2024-o-hai-duong-32529.html