Nét đẹp nghề truyền thống Việt

Qua ống kính của nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong, chúng ta thấy nét đẹp lao động bình dị, tình yêu, tâm huyết của các nghệ nhân làng nghề truyền thống Việt.

 Sáng 1/8, nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong giới thiệu cuốn sách ảnh cùng triển lãm mang tên Nghề truyền thống Việt (tựa tiếng Anh: Vietnam’s Traditional Crafts). Đây là cuốn sách ảnh thứ 13 và triển lãm cá nhân thứ 19 trong sự nghiệp nhiếp ảnh của anh. Triển lãm diễn ra chỉ trong 1 ngày, tại quận 1, TPHCM. Ảnh Trần Thế Phong cùng khách mời cắt bánh khai mạc triển lãm và ra mắt sách ảnh.

Sáng 1/8, nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong giới thiệu cuốn sách ảnh cùng triển lãm mang tên Nghề truyền thống Việt (tựa tiếng Anh: Vietnam’s Traditional Crafts). Đây là cuốn sách ảnh thứ 13 và triển lãm cá nhân thứ 19 trong sự nghiệp nhiếp ảnh của anh. Triển lãm diễn ra chỉ trong 1 ngày, tại quận 1, TPHCM. Ảnh Trần Thế Phong cùng khách mời cắt bánh khai mạc triển lãm và ra mắt sách ảnh.

 Việt Nam có nhiều nghề truyền thống cho thấy bề dày trong văn hóa - lịch sử. Nhưng theo thời gian, những làng nghề dần bị thay thế bởi những phương cách sản xuất mới. Chứng kiến những cuộc đổi thay theo thời thế này, nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong đã thầm lặng tìm đến những làng nghề trên khắp Việt Nam để ghi lại những nét đẹp lao động bình dị, tình yêu nghề, tâm huyết của các nghệ nhân làng nghề. Ảnh sách Nghề truyền thống Việt tại triển lãm.

Việt Nam có nhiều nghề truyền thống cho thấy bề dày trong văn hóa - lịch sử. Nhưng theo thời gian, những làng nghề dần bị thay thế bởi những phương cách sản xuất mới. Chứng kiến những cuộc đổi thay theo thời thế này, nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong đã thầm lặng tìm đến những làng nghề trên khắp Việt Nam để ghi lại những nét đẹp lao động bình dị, tình yêu nghề, tâm huyết của các nghệ nhân làng nghề. Ảnh sách Nghề truyền thống Việt tại triển lãm.

 Sau hàng trăm chuyến đi, Trần Thế Phong hoàn thành 66 bộ ảnh. Trong số này, anh chọn ra 45 bộ tương ứng với 45 nghề truyền thống để đưa vào sách và đem ra giới thiệu tại triển lãm. Độc giả có thể bắt gặp một số làng nghề xuất hiện trong sách ảnh và triển lãm lần này như Nghề chạm vàng bạc - Hà Nội. Hà Nội nổi tiếng với những nghệ nhân kim hoàn tài hoa, khéo tay, kỹ thuật độc đáo. Trong ảnh, nghệ nhân Nguyễn Chí Thành (đời thứ 4 của gia đình) trong ảnh là một trong những nghệ nhân ít ỏi duy trì nghề chạm vàng bạc truyền thống.

Sau hàng trăm chuyến đi, Trần Thế Phong hoàn thành 66 bộ ảnh. Trong số này, anh chọn ra 45 bộ tương ứng với 45 nghề truyền thống để đưa vào sách và đem ra giới thiệu tại triển lãm. Độc giả có thể bắt gặp một số làng nghề xuất hiện trong sách ảnh và triển lãm lần này như Nghề chạm vàng bạc - Hà Nội. Hà Nội nổi tiếng với những nghệ nhân kim hoàn tài hoa, khéo tay, kỹ thuật độc đáo. Trong ảnh, nghệ nhân Nguyễn Chí Thành (đời thứ 4 của gia đình) trong ảnh là một trong những nghệ nhân ít ỏi duy trì nghề chạm vàng bạc truyền thống.

 Nghề làm lồng đèn - Hội An. Những chiếc đèn lồng Hội An giờ đã có mặt khắp nơi không chỉ ở Việt Nam mà còn xuất hiện ở nhiều nước bởi nó không chỉ là chiếc đèn trang trí mà còn gắn với những giá trị truyền thống lâu đời cùng Đô thị cổ được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới vào ngày 4/12/1999.

Nghề làm lồng đèn - Hội An. Những chiếc đèn lồng Hội An giờ đã có mặt khắp nơi không chỉ ở Việt Nam mà còn xuất hiện ở nhiều nước bởi nó không chỉ là chiếc đèn trang trí mà còn gắn với những giá trị truyền thống lâu đời cùng Đô thị cổ được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới vào ngày 4/12/1999.

 Nghề dệt thổ cẩm - An Giang. Nghề dệt truyền thống ở An Giang đặc trưng với làng dệt thổ cẩm Châu Giang (Sông Châu) vốn là tên gọi một bến phà đưa khách qua lại giữa Châu Đốc và Tân Châu. Đây là sản phẩm mỹ nghệ của đồng bào Chăm, được dệt bằng sợi với nhiều màu sặc sỡ tạo thành những hình rất đa dạng.

Nghề dệt thổ cẩm - An Giang. Nghề dệt truyền thống ở An Giang đặc trưng với làng dệt thổ cẩm Châu Giang (Sông Châu) vốn là tên gọi một bến phà đưa khách qua lại giữa Châu Đốc và Tân Châu. Đây là sản phẩm mỹ nghệ của đồng bào Chăm, được dệt bằng sợi với nhiều màu sặc sỡ tạo thành những hình rất đa dạng.

 Nghề làm lư đồng - Gò Vấp (TP.HCM). Trải qua hơn 100 năm thăng trầm, làng nghề làm lư đồng An Hội (Gò Vấp) vẫn giữ được nét đặc trưng, sự tinh tế, thẩm mỹ qua từng đường chạm khắc trên bộ lư thủ công rất tinh xảo. Để có một sản phẩm hoàn chỉnh phải trải qua một quá trình công phu, từ làm khuôn ruột, đúc khuôn sáp, đổ đồng, mài giũa, chạm khắc hoa văn, sau đó đánh bóng rồi thành phẩm.

Nghề làm lư đồng - Gò Vấp (TP.HCM). Trải qua hơn 100 năm thăng trầm, làng nghề làm lư đồng An Hội (Gò Vấp) vẫn giữ được nét đặc trưng, sự tinh tế, thẩm mỹ qua từng đường chạm khắc trên bộ lư thủ công rất tinh xảo. Để có một sản phẩm hoàn chỉnh phải trải qua một quá trình công phu, từ làm khuôn ruột, đúc khuôn sáp, đổ đồng, mài giũa, chạm khắc hoa văn, sau đó đánh bóng rồi thành phẩm.

 Nghề làm chiếu cói - Phú Yên. Theo những người thợ có kinh nghiệm từ làng nghề truyền thống làm chiếu cói hơn trăm năm tuổi ở Phú Yên, để làm ra một chiếc chiếu rất vất vả. Bắt đầu từ cói thu hoạch phơi nắng rồi qua công đoạn nhuộm dưới bàn tay và kinh nghiệm của người nghệ nhân để ra màu sắc ưng ý, sau đó cói thành phẩm được dệt thành chiếu với nhiều công đoạn khác nữa.

Nghề làm chiếu cói - Phú Yên. Theo những người thợ có kinh nghiệm từ làng nghề truyền thống làm chiếu cói hơn trăm năm tuổi ở Phú Yên, để làm ra một chiếc chiếu rất vất vả. Bắt đầu từ cói thu hoạch phơi nắng rồi qua công đoạn nhuộm dưới bàn tay và kinh nghiệm của người nghệ nhân để ra màu sắc ưng ý, sau đó cói thành phẩm được dệt thành chiếu với nhiều công đoạn khác nữa.

 Nghề làm nón lá - Phú Cát (Bình Định). Nón lá, nghề truyền thống đặc trưng, có ý nghĩa sâu sắc, là hình ảnh thân thuộc của người phụ nữ Việt Nam. Nón lá không chỉ là vật dụng che nắng, che mưa mà còn chứa đựng nét văn hóa độc đáo và đi vào nhiều bài thơ, bài ca trong văn học nghệ thuật. Nghệ nhân Nguyễn Thị Có (khiếm thị) trong ảnh làm nghề nón lá hơn 50 năm.

Nghề làm nón lá - Phú Cát (Bình Định). Nón lá, nghề truyền thống đặc trưng, có ý nghĩa sâu sắc, là hình ảnh thân thuộc của người phụ nữ Việt Nam. Nón lá không chỉ là vật dụng che nắng, che mưa mà còn chứa đựng nét văn hóa độc đáo và đi vào nhiều bài thơ, bài ca trong văn học nghệ thuật. Nghệ nhân Nguyễn Thị Có (khiếm thị) trong ảnh làm nghề nón lá hơn 50 năm.

 Nghề làm hương Quảng Phú Cầu - Hà Nội. Làng hương Quảng Phú Cầu đã có hơn trăm năm tuổi. Không chỉ là điểm chụp hình của mọi du khách thập phương, mà còn là nơi lưu trữ giá trị những vẻ đẹp lao động cần mẫn với cách làm thủ công, tạo nên những sản phẩm có nét đặc trưng riêng và độc đáo.

Nghề làm hương Quảng Phú Cầu - Hà Nội. Làng hương Quảng Phú Cầu đã có hơn trăm năm tuổi. Không chỉ là điểm chụp hình của mọi du khách thập phương, mà còn là nơi lưu trữ giá trị những vẻ đẹp lao động cần mẫn với cách làm thủ công, tạo nên những sản phẩm có nét đặc trưng riêng và độc đáo.

Minh Châu - Quỳnh My

Nguồn Znews: https://znews.vn/net-dep-nghe-truyen-thong-viet-post1489745.html