Nga cáo buộc UAV Mỹ 'áp sát nguy hiểm' tiêm kích Su-35

Moscow cáo buộc UAV MQ-9 Reaper của Mỹ bay áp sát nguy hiểm tiêm kích Su-35 ở không phận Syria, buộc phi công phải Nga cơ động tránh va chạm.

"Khoảng 12h33 - 12h46 ngày 21/6, ba chiếc UAV trinh sát tấn công MQ-9 Reaper của Mỹ, đã tiếp cận nguy hiểm tiêm kích Su-35 Nga đang hoạt động bình thường trên không phận Syria, ở độ cao 7.000 - 8.000 m", tướng Yuri Popov, phó giám đốc Trung tâm Hòa giải các bên tham chiến tại Syria của Nga, cho biết.

"Khoảng 12h33 - 12h46 ngày 21/6, ba chiếc UAV trinh sát tấn công MQ-9 Reaper của Mỹ, đã tiếp cận nguy hiểm tiêm kích Su-35 Nga đang hoạt động bình thường trên không phận Syria, ở độ cao 7.000 - 8.000 m", tướng Yuri Popov, phó giám đốc Trung tâm Hòa giải các bên tham chiến tại Syria của Nga, cho biết.

Bộ Quốc phòng Nga xác nhận vụ chạm mặt giữa hai lực lượng diễn ra tại tỉnh Homs, miền trung Syria, phía bắc thủ đô Damascus.

Phi công Nga đã "hành động chuyên nghiệp và có kịp thời cơ động tránh va chạm".

Lầu Năm Góc chưa bình luận về cáo buộc từ phía Nga.

Lầu Năm Góc chưa bình luận về cáo buộc từ phía Nga.

Với đơn giá khoảng 30 triệu USD một chiếc MQ-9 là một trong những máy bay trinh sát tấn công không người lái mạnh nhất hiện nay.

Bằng các sensor cảm biến quang điện tử hiện đại, MQ-9 Reaper có thể tự động tìm kiếm, phát hiện, theo dõi và dẫn đường chính xác cho tên lửa tiêu diệt mục tiêu.

UAV MQ-9 có thể trang bị các loại vũ khí hiện đại bao gồm bom thông minh, tên lửa tìm nhiệt và tên lửa diệt tăng.

Hiện nay Mỹ đang tăng cường sức mạnh cho cỗ máy chết người này bằng việc trang bị các tên lửa dẫn đường bằng radar.

MQ-9 có chuyến bay đầu tiên vào năm 2001 và được sản xuất hàng loạt bắt đầu từ năm 2007.

Ngay sau khi ra mắt, loại máy bay không người lái này được không quân Mỹ sử dụng tích cực tại các điểm nóng trên thế giới.

MQ-9 Reaper được điều khiển từ xa qua tín hiệu vệ tinh hoặc thông qua các trạm điều khiển mặt đất truyền thông tin nối tiếp nhau.

Chúng có khả năng bay liên tục 14 tiếng trên không, phiên bản nâng cấp có khả năng bay lâu hơn tới 24 tiếng.

Với 7 giá treo, MQ-9 có thể mang theo tới 14 tên lửa diệt tăng Hellfire, hoặc tên lửa đối không Stinger.

Bên cạnh đó nó cũng có thể mang theo các loại bom thông minh đường kính nhỏ.

Ngoài ra MQ-9 cũng có thể mang theo các thiết bị chuyên dụng để áp chế hệ thống điện tử của đối phương.

Ngoài phương diện chính là tấn công, MQ-9 vẫn đảm đương tốt nhiệm vụ trinh sát và do thám mặt đất đối phương.

Ngoài phương diện chính là tấn công, MQ-9 vẫn đảm đương tốt nhiệm vụ trinh sát và do thám mặt đất đối phương.

Mỹ sở hữu khoảng 100 chiếc UAV MQ-9 Reaper, biên chế về nhiều đội quân khác nhau.

Những nước khác ngoài Mỹ cũng chuộng loại máy bay này gồm Italy, Pháp, Anh và Hà Lan.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nga-cao-buoc-uav-my-ap-sat-nguy-hiem-tiem-kich-su-35-post580578.antd