Nga lấy lại vị thế nước xuất khẩu dầu lớn nhất sang châu Á

Hoạt động xuất khẩu dầu của Nga vẫn diễn ra một cách nhộn nhịp bất chấp các lệnh cấm vận do phương Tây áp đặt.

Xuất khẩu dầu thô là ngành kinh tế chủ lực của Nga, trong đó khối lượng bán cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương chiếm tỷ trọng lớn nhất sau khi châu Âu áp đặt các lệnh cấm vận khắc nghiệt.

Xuất khẩu dầu thô là ngành kinh tế chủ lực của Nga, trong đó khối lượng bán cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương chiếm tỷ trọng lớn nhất sau khi châu Âu áp đặt các lệnh cấm vận khắc nghiệt.

Thị trường dầu mỏ toàn cầu được kiểm soát bởi bất cứ quốc gia nào có thể đưa ra những điều kiện linh hoạt nhất và tất cả các nhà cung cấp dầu lớn đều phụ thuộc vào kim ngạch xuất khẩu, bằng cách này hay cách khác.

Thị trường dầu mỏ toàn cầu được kiểm soát bởi bất cứ quốc gia nào có thể đưa ra những điều kiện linh hoạt nhất và tất cả các nhà cung cấp dầu lớn đều phụ thuộc vào kim ngạch xuất khẩu, bằng cách này hay cách khác.

Một số trong số họ có tỷ suất lợi nhuận cao và khả năng chống lại áp lực từ phía khách hàng, nhưng nhìn chung hầu hết các nhà cung cấp đều cố gắng tăng chi phí nguyên liệu thô bất cứ khi nào có thể.

Một số trong số họ có tỷ suất lợi nhuận cao và khả năng chống lại áp lực từ phía khách hàng, nhưng nhìn chung hầu hết các nhà cung cấp đều cố gắng tăng chi phí nguyên liệu thô bất cứ khi nào có thể.

Dựa trên những nguyên tắc đó, bất chấp các lệnh trừng phạt, Nga vẫn có cơ hội hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dầu mỏ khi có thể đưa ra những điều khoản ưu đãi rất hấp dẫn để thu hút khách hàng trên thế giới.

Dựa trên những nguyên tắc đó, bất chấp các lệnh trừng phạt, Nga vẫn có cơ hội hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dầu mỏ khi có thể đưa ra những điều khoản ưu đãi rất hấp dẫn để thu hút khách hàng trên thế giới.

Ả Rập Saudi - một trong những đối thủ cạnh tranh chính, đồng thời là thành viên trong OPEC+ như Nga lại không có cơ hội như vậy, tuy nhiên theo nhận xét, nếu điều này xuất hiện, vương quốc Trung Đông vẫn sẽ không tận dụng được.

Ả Rập Saudi - một trong những đối thủ cạnh tranh chính, đồng thời là thành viên trong OPEC+ như Nga lại không có cơ hội như vậy, tuy nhiên theo nhận xét, nếu điều này xuất hiện, vương quốc Trung Đông vẫn sẽ không tận dụng được.

Xu hướng gần đây cho thấy Riyadh hầu như luôn tìm cách tăng giá dầu thô bán cho mọi đối tượng khách hàng của mình, đặc biệt là đối với những quốc gia giàu có ở châu Á.

Xu hướng gần đây cho thấy Riyadh hầu như luôn tìm cách tăng giá dầu thô bán cho mọi đối tượng khách hàng của mình, đặc biệt là đối với những quốc gia giàu có ở châu Á.

Ngược lại, Moskva đang chiếm lĩnh thị trường không phải bằng giá mà bằng số lượng, đây cũng là điều dễ hiểu khi Nga rơi vào tình cảnh đặc biệt, buộc phải giảm giá mạnh.

Ngược lại, Moskva đang chiếm lĩnh thị trường không phải bằng giá mà bằng số lượng, đây cũng là điều dễ hiểu khi Nga rơi vào tình cảnh đặc biệt, buộc phải giảm giá mạnh.

Trong cuộc đấu tranh chống lại các lệnh trừng phạt và đối thủ cạnh tranh, Liên bang Nga đạt được thành công chính xác nhờ phép tính khá đơn giản: nhiều dầu thô hơn - nhiều lợi nhuận hơn.

Trong cuộc đấu tranh chống lại các lệnh trừng phạt và đối thủ cạnh tranh, Liên bang Nga đạt được thành công chính xác nhờ phép tính khá đơn giản: nhiều dầu thô hơn - nhiều lợi nhuận hơn.

Vì vậy vào cuối tháng 9 năm nay, Nga một lần nữa trở thành nhà cung cấp dầu lớn nhất cho châu Á. Điều này được chứng minh bằng dữ liệu từ báo cáo tháng 11 của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).

Vì vậy vào cuối tháng 9 năm nay, Nga một lần nữa trở thành nhà cung cấp dầu lớn nhất cho châu Á. Điều này được chứng minh bằng dữ liệu từ báo cáo tháng 11 của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).

Vào tháng 9/2023, Nga đã cung cấp gần 19% tổng lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc, Ả Rập Saudi - 14%, Malaysia - khoảng 11%. Nhìn chung, lượng dầu vào đất nước tỷ dân trong tháng đầu mùa thu giảm 11% so với tháng trước và đạt 11,2 triệu thùng/ngày.

Vào tháng 9/2023, Nga đã cung cấp gần 19% tổng lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc, Ả Rập Saudi - 14%, Malaysia - khoảng 11%. Nhìn chung, lượng dầu vào đất nước tỷ dân trong tháng đầu mùa thu giảm 11% so với tháng trước và đạt 11,2 triệu thùng/ngày.

Theo công ty tư vấn Kpler, đơn vị làm cơ sở cho kết luận của OPEC, Nga đã là nước dẫn đầu không thể tranh cãi về nguồn cung dầu trên thị trường Ấn Độ trong một năm nay.

Theo công ty tư vấn Kpler, đơn vị làm cơ sở cho kết luận của OPEC, Nga đã là nước dẫn đầu không thể tranh cãi về nguồn cung dầu trên thị trường Ấn Độ trong một năm nay.

Trong tháng 9/2023, lượng nhập khẩu từ Liên bang Nga chiếm hơn một phần ba (36%) tổng khối lượng mua hàng, trong khi Iraq và Ả Rập Saudi mỗi nước chiếm khoảng 20%.

Trong tháng 9/2023, lượng nhập khẩu từ Liên bang Nga chiếm hơn một phần ba (36%) tổng khối lượng mua hàng, trong khi Iraq và Ả Rập Saudi mỗi nước chiếm khoảng 20%.

Ấn Độ nhập khẩu ít dầu hơn trong tháng 9/2023 so với tháng 8/2023. Mức giảm là 4%, tương đương 4,3 triệu thùng mỗi ngày. Con số này là tối thiểu trong năm nay.

Ấn Độ nhập khẩu ít dầu hơn trong tháng 9/2023 so với tháng 8/2023. Mức giảm là 4%, tương đương 4,3 triệu thùng mỗi ngày. Con số này là tối thiểu trong năm nay.

Theo các chuyên gia, tình hình được mô tả sẽ không thay đổi trong tương lai gần, vì việc Nga tự nguyện giảm xuất khẩu vẫn được bù đắp phần nào khi Saudi Arabia rút gần như hoàn toàn nguyên liệu thô khỏi thị trường.

Theo các chuyên gia, tình hình được mô tả sẽ không thay đổi trong tương lai gần, vì việc Nga tự nguyện giảm xuất khẩu vẫn được bù đắp phần nào khi Saudi Arabia rút gần như hoàn toàn nguyên liệu thô khỏi thị trường.

Điều này xuất phát từ thực tế là Riyadh tiếp tục giảm sản lượng 1 triệu thùng mỗi ngày. Vì vậy dự kiến hiện trạng sẽ được duy trì trong cuộc đua giữa các nhà cung cấp chính.

Điều này xuất phát từ thực tế là Riyadh tiếp tục giảm sản lượng 1 triệu thùng mỗi ngày. Vì vậy dự kiến hiện trạng sẽ được duy trì trong cuộc đua giữa các nhà cung cấp chính.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nga-lay-lai-vi-the-nuoc-xuat-khau-dau-lon-nhat-sang-chau-a-post558043.antd