Ngắm Hải Vân Quan sau khi đại trùng tu

Di tích quốc gia Hải Vân Quan được mở cửa trở lại trong những ngày đầu tháng 8/2024 sau ba năm được trùng tu, phục hồi theo nguyên trạng dưới thời nhà Nguyễn.

Hải Vân Quan nằm trên đỉnh đèo Hải Vân, giữa địa phận thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế. Công trình gần 200 năm tuổi, được xây dựng dưới thời nhà Nguyễn, được hai địa phương phối hợp trùng tu, phục hồi từ ngày 19/12/2021.

Hải Vân Quan nằm trên đỉnh đèo Hải Vân, giữa địa phận thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế. Công trình gần 200 năm tuổi, được xây dựng dưới thời nhà Nguyễn, được hai địa phương phối hợp trùng tu, phục hồi từ ngày 19/12/2021.

Di tích từng bị bỏ rơi suốt 20 năm, do nằm trong vùng chồng lấn địa giới và hai địa phương không thống nhất được việc làm hồ sơ xin công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia. Tháng 4/2017, lãnh đạo ngành văn hóa Đà Nẵng và Huế đã bắt tay nhau trùng tu, khi Hải Vân Quan được công nhận là di tích cấp quốc gia.

Di tích từng bị bỏ rơi suốt 20 năm, do nằm trong vùng chồng lấn địa giới và hai địa phương không thống nhất được việc làm hồ sơ xin công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia. Tháng 4/2017, lãnh đạo ngành văn hóa Đà Nẵng và Huế đã bắt tay nhau trùng tu, khi Hải Vân Quan được công nhận là di tích cấp quốc gia.

Khách du lịch khi di chuyển từ Huế tới Đà Nẵng hoặc ngược lại thường trải nghiệm di chuyển trên đèo Hải Vân, điểm dừng chân tại đỉnh đèo từ lâu nay chỉ có thể ngắm nhìn từ phía ngoài công trình.

Khách du lịch khi di chuyển từ Huế tới Đà Nẵng hoặc ngược lại thường trải nghiệm di chuyển trên đèo Hải Vân, điểm dừng chân tại đỉnh đèo từ lâu nay chỉ có thể ngắm nhìn từ phía ngoài công trình.

Được ví là "thiên hạ đệ nhất hùng quan", Hải Vân Quan được xây dựng ở độ cao 490m so với mực nước biển, vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826).

Được ví là "thiên hạ đệ nhất hùng quan", Hải Vân Quan được xây dựng ở độ cao 490m so với mực nước biển, vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826).

Đây là công trình cửa ngõ trên con đường thiên lý Bắc Nam để kiểm soát tàu bè ra vào vịnh Đà Nẵng và là cụm phòng thủ quân sự quan trọng với hệ thống thành lũy, pháo đài thần công, được mệnh danh là "yết hầu" của kinh đô Huế.

Đây là công trình cửa ngõ trên con đường thiên lý Bắc Nam để kiểm soát tàu bè ra vào vịnh Đà Nẵng và là cụm phòng thủ quân sự quan trọng với hệ thống thành lũy, pháo đài thần công, được mệnh danh là "yết hầu" của kinh đô Huế.

Giữa cổng chính dòng chữ Hải Vân Quan khắc bằng Hán tự trên đá. Các bức tường bao quanh cũng được xây bằng đá.

Giữa cổng chính dòng chữ Hải Vân Quan khắc bằng Hán tự trên đá. Các bức tường bao quanh cũng được xây bằng đá.

Về vị trí địa lí, Hải Vân Quan nằm trên đỉnh đèo Hải Vân thuộc địa phận thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) và phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng).

Về vị trí địa lí, Hải Vân Quan nằm trên đỉnh đèo Hải Vân thuộc địa phận thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) và phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng).

Trong những ngày đầu tháng 8/2024, sau thời gian đại trùng tu, lãnh đạo ngành văn hóa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế đã chính thức mở cửa di tích Hải Vân Quan để đón khách.

Trong những ngày đầu tháng 8/2024, sau thời gian đại trùng tu, lãnh đạo ngành văn hóa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế đã chính thức mở cửa di tích Hải Vân Quan để đón khách.

Hai địa phương xác định Hải Vân Quan là di sản quốc gia nên đã phối hợp trùng tu để đưa vào tham quan phục vụ du khách và phát huy giá trị lịch sử.

Hai địa phương xác định Hải Vân Quan là di sản quốc gia nên đã phối hợp trùng tu để đưa vào tham quan phục vụ du khách và phát huy giá trị lịch sử.

Du khách khá thích thú khi được vào tham quan tại đây.

Du khách khá thích thú khi được vào tham quan tại đây.

Di tích Hải Vân Quan nhìn về phía nam, bao quát được toàn bộ thành phố và vịnh Đà Nẵng.

Di tích Hải Vân Quan nhìn về phía nam, bao quát được toàn bộ thành phố và vịnh Đà Nẵng.

Nơi khách ghé đến đầu tiên là nhà trú sở, nơi làm việc, nghỉ ngơi của binh lính thời xưa, nằm ngay sau cổng chính của di tích Hải Vân Quan.

Nơi khách ghé đến đầu tiên là nhà trú sở, nơi làm việc, nghỉ ngơi của binh lính thời xưa, nằm ngay sau cổng chính của di tích Hải Vân Quan.

Bên trong nhà trú sở là các tư liệu hình ảnh, chú giải bằng tiếng Việt và tiếng Anh về di tích Hải Vân Quan để khách tìm hiểu, trước khi tham quan toàn bộ công trình. Thời gian tới, các bảng chỉ dẫn này sẽ được gắn bảng QR code, với nhiều thứ tiếng để du khách thuận tiện tra cứu.

Bên trong nhà trú sở là các tư liệu hình ảnh, chú giải bằng tiếng Việt và tiếng Anh về di tích Hải Vân Quan để khách tìm hiểu, trước khi tham quan toàn bộ công trình. Thời gian tới, các bảng chỉ dẫn này sẽ được gắn bảng QR code, với nhiều thứ tiếng để du khách thuận tiện tra cứu.

Phía sau nhà trú sở là nhà vũ khố, nơi cất giữ và bảo quản vũ khí. Công trình cũng được trùng tu với tường gạch, trụ gỗ, mái ngói.

Phía sau nhà trú sở là nhà vũ khố, nơi cất giữ và bảo quản vũ khí. Công trình cũng được trùng tu với tường gạch, trụ gỗ, mái ngói.

Hành lang, bậc thang lên xuống tại di tích được rào chắn bằng dây thép và đặt biển cảnh báo tại nhiều khu vực.

Hành lang, bậc thang lên xuống tại di tích được rào chắn bằng dây thép và đặt biển cảnh báo tại nhiều khu vực.

Tường gạch di tích vẫn còn lưu lại những chứng tích xưa. Từ năm 1945 đến 1975, nhiều hạng mục công trình quân sự được xây dựng thêm ở Hải Vân quan để quân lính trấn giữ con đường huyết mạch bắc nam.

Tường gạch di tích vẫn còn lưu lại những chứng tích xưa. Từ năm 1945 đến 1975, nhiều hạng mục công trình quân sự được xây dựng thêm ở Hải Vân quan để quân lính trấn giữ con đường huyết mạch bắc nam.

Trên đỉnh của hai cổng Hải Vân Quan và "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" được xây thêm những hệ thống pháo đài công sự để quan sát và đặt súng ống, xung quanh có nhiều lô cốt. Sau trùng tu, các pháo đài công sự trên đỉnh hai cổng đã được hạ giải, còn lại 5 lô cốt được tu bổ, chống xuống cấp để giữ lại dấu tích lịch sử.

Trên đỉnh của hai cổng Hải Vân Quan và "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" được xây thêm những hệ thống pháo đài công sự để quan sát và đặt súng ống, xung quanh có nhiều lô cốt. Sau trùng tu, các pháo đài công sự trên đỉnh hai cổng đã được hạ giải, còn lại 5 lô cốt được tu bổ, chống xuống cấp để giữ lại dấu tích lịch sử.

Sau khi đưa vào khai thác, đây sẽ là điểm dừng chân thú vị và ý nghĩa cho du khách trên cung đường du lịch ven biển miền trung.

Sau khi đưa vào khai thác, đây sẽ là điểm dừng chân thú vị và ý nghĩa cho du khách trên cung đường du lịch ven biển miền trung.

Hoàng Anh

Nguồn Nhà Quản Trị: https://theleader.vn/ngam-hai-van-quan-sau-khi-dai-trung-tu-d36418.html