Nhà rông truyền thống độc đáo của người Ba Na ở Kbang

Nhà rông không chỉ là biểu tượng văn hóa truyền thống mà còn là trung tâm sinh hoạt cộng đồng của đồng bào dân tộc Ba Na ở huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.

Trong những năm gần đây, nhà rông của đồng bào dân tộc Ba Na ở huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã có nhiều thay đổi để phù hợp với điều kiện kinh tế và nhu cầu mới. Không ít nhà rông khi xây mới đã có những thay đổi về vật liệu, kiến trúc khiến cho một số giá trị truyền thống phần nào phai nhạt.

Tuy nhiên, vẫn còn không ít ngôi nhà rông vẫn còn nguyên nét truyền thống, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và duy trì bản sắc dân tộc của người Ba Na. Trong đó, nhà rông làng Mơ Hra, xã Kong Long Khơng, huyện Kbang vẫn vẹn nguyên những nét đẹp truyền thống, mộc mạc.

Người dân làng Mơ Hra, xã Kong Long Khơng, huyện Kbang cùng nhau xây dựng ngôi nhà rông truyền thống.

Người dân làng Mơ Hra, xã Kong Long Khơng, huyện Kbang cùng nhau xây dựng ngôi nhà rông truyền thống.

Với người Ba Na ở làng Mơ Hra, nhà rông không chỉ là một công trình kiến trúc mà còn là biểu tượng của sự đoàn kết và gắn bó. Nhà rông được chọn xây dựng ở vị trí trung tâm, giúp người làng dễ dàng di chuyển đến. Nơi đây cũng là nơi tổ chức các hoạt động quan trọng của làng như họp làng, tổ chức lễ hội cồng chiêng, lễ cầu mùa, lễ mừng lúa mới...

Nhà rông làng Mơ H'ra được người làng cùng chung sức xây dựng bằng vật liệu và kiến trúc truyền thống của người Ba Na ở huyện Kbang. Nhà rông ở đây không vút cao theo hình lưỡi rìu như người Ba Na ở các vùng khác mà chỉ cao hơn mái nhà bình thường một chút.

Nhà rông làng Mơ H'ra được người làng cùng chung sức xây dựng bằng vật liệu và kiến trúc truyền thống của người Ba Na ở huyện Kbang. Nhà rông ở đây không vút cao theo hình lưỡi rìu như người Ba Na ở các vùng khác mà chỉ cao hơn mái nhà bình thường một chút.

Ngôi nhà rông truyền thống với vách nứa, mái tranh và những họa tiết trang trí độc đáo.

Ngôi nhà rông truyền thống với vách nứa, mái tranh và những họa tiết trang trí độc đáo.

Tượng được đặt ở cửa chính vào nhà rông do người làng tự tạc bằng các cây gỗ.

Tượng được đặt ở cửa chính vào nhà rông do người làng tự tạc bằng các cây gỗ.

Để có mái tranh dày hàng gang tay như vậy, phụ nữ làng Mơ Hra đã ròng rã hơn một tháng để đi cắt cỏ tranh, phơi khô rồi đan lại để lợp mái

Để có mái tranh dày hàng gang tay như vậy, phụ nữ làng Mơ Hra đã ròng rã hơn một tháng để đi cắt cỏ tranh, phơi khô rồi đan lại để lợp mái

Cột nhà rông là những cây gỗ to lớn với các mối nối chặt chẽ, vững chắc

Cột nhà rông là những cây gỗ to lớn với các mối nối chặt chẽ, vững chắc

Cửa nhà rông được trang trí với các họa tiết gắn liền với đời sống của người Ba Na. Trong hình, phần trên cánh cửa được trang trí theo hình ngọn cây rau dớn.

Cửa nhà rông được trang trí với các họa tiết gắn liền với đời sống của người Ba Na. Trong hình, phần trên cánh cửa được trang trí theo hình ngọn cây rau dớn.

Già làng Đinh Văn Hmưnh nói các họa tiết được trạm nổi thủ công trên các tấm gỗ chứ không phải vẽ.

Già làng Đinh Văn Hmưnh nói các họa tiết được trạm nổi thủ công trên các tấm gỗ chứ không phải vẽ.

Chính giữa nhà rông là các thân gỗ được đẽo theo hình sừng trâu để trang trí, ở giữa là thân gỗ đục hình nồi đồng với ý nghĩa của sự no ấm, đủ đầy. Đây cũng là nơi để người làng đặt các đồ cúng trong các dịp lễ hội.

Chính giữa nhà rông là các thân gỗ được đẽo theo hình sừng trâu để trang trí, ở giữa là thân gỗ đục hình nồi đồng với ý nghĩa của sự no ấm, đủ đầy. Đây cũng là nơi để người làng đặt các đồ cúng trong các dịp lễ hội.

Tại nhà rông làng Mơ H'ra có nhiều đồ vật thủ công truyền thống của dân tộc Ba Na đang được trưng bày.

Tại nhà rông làng Mơ H'ra có nhiều đồ vật thủ công truyền thống của dân tộc Ba Na đang được trưng bày.

Nhà rông của người Ba Na thường được trang trí với các họa tiết đặc trưng, mô phỏng các hình ảnh thiên nhiên, hoa lá, động vật, hoặc mô tả các câu chuyện dân gian. Những họa tiết này không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn thể hiện quan niệm tín ngưỡng, niềm tin vào thế lực siêu nhiên

Nhà rông của người Ba Na thường được trang trí với các họa tiết đặc trưng, mô phỏng các hình ảnh thiên nhiên, hoa lá, động vật, hoặc mô tả các câu chuyện dân gian. Những họa tiết này không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn thể hiện quan niệm tín ngưỡng, niềm tin vào thế lực siêu nhiên

Ngày nay, do sự khan hiếm của vật liệu tự nhiên, một số nhà rông ở huyện Kbang đã dần thay đổi cho phù hợp. Do đó, những căn nhà rông truyền thống như ở làng Mơ Hra trở nên hiếm hoi. Nơi đây vẫn giữ nguyên các yếu tố văn hóa, gắn liền với lịch sử, tâm linh và truyền thống của người Ba Na nơi đây.

Hoàng Thanh

Nguồn NLĐ: https://nld.com.vn/nha-rong-truyen-thong-doc-dao-cua-nguoi-ba-na-o-kbang-196241031160923835.htm