Hòn Trứng còn có tên gọi khác là hòn Đá Bạc. Lý giải về tên gọi hòn Trứng, nhiều người địa phương cho biết vì ở đây có nhiều trứng chim, còn hòn Đá Bạc là do trên đảo không có cây lớn phân bố, khi đứng xa nhìn chỉ thấy màu trắng bạc của đá.
Hòn Trứng cách trung tâm Côn Đảo khoảng 16,3km. Ảnh: Vườn Quốc gia Côn Đảo
Nơi đây có nhiều loài chim biển sinh sống và làm tổ như nhàn mào lớn, nhàn lưng đen, nhàn hồng, nhàn sumatra, chim Yến hồng trắng, điên bụng trắng, nhàn đầu xám. Trong đó nhàn mào lớn có số lượng nhiều nhất với khoảng hơn 3.000 cá thể. Ảnh: Vườn Quốc gia Côn Đảo
Chim nhàn mào lớn. Ảnh: Vườn Quốc gia Côn Đảo
Chim nhàn đầu xám. Ảnh: Vườn Quốc gia Côn Đảo
Theo thống kê của Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo, từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, các chim biển sẽ di cư đến để làm tổ và đẻ trứng. Ảnh: Vườn Quốc gia Côn Đảo
Hòn Trứng thuộc Vườn Quốc gia Côn Đảo đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là sân chim biển có mật độ sinh sản nhiều nhất Việt Nam, với mật độ trung bình là 4,88 trứng/m². Ảnh: Vườn Quốc gia Côn Đảo
Hầu như không có loài thực vật nào sinh sống tại hòn đảo này ngoài một ít cỏ cây rải rác, nơi đây cũng có các mỏm đá với hình thù kỳ dị được xếp chồng lên nhau.
Nếu có muốn ngắm các loài chim tại hòn Trứng, du khách có thể tìm đến Vườn Quốc gia Côn Đảo. Tuy nhiên, du khách chỉ có thể ngồi trên ca nô từ xa để ngắm nhìn, không thể tiếp cận các loài chim trên đảo ở khoảng cách gần vì chim bị hoảng, sẽ bay đi.
Thời điểm lý tưởng nhất để ngắm chim ở Hòn Trứng là hoàng hôn, vì lúc này chim sẽ bay về sau khi kiếm ăn và đây cũng là khoảng thời gian có cảnh biển đẹp nhất. Ảnh: Vườn Quốc gia Côn Đảo
Ngọc Khuyến Văn Phái