Ngân hàng, dầu khí 'không đủ sức' kéo chỉ số VNIndex

Hàng T+3 về tài khoản nhóm bất động sản tuần trước tiếp tục nằm sàn gây khó cho thị trường chứng khoán bất chấp nỗ lực nhóm ngân hàng và dầu khí.

Nhà đầu tư cá nhân (sưu tầm)

Nhà đầu tư cá nhân (sưu tầm)

Ngày 24/01 đầu giờ mở cửa phiên giao dịch sắc xanh tràn ngập bảng điện nhóm ngân hàng và dầu khí là nhịp đỡ chính cho chỉ số VNIndex tuy nhiên nhịp đỡ chỉ số chỉ kéo dài hết phiên sáng và quay đầu giảm mạnh khi kết phiên giao dịch.

Sàn HOSE với 114 mã giao dịch với tình trạng “trắng bên mua” của nhóm bất động sản, chứng khoán, sắt thép được nối tiếp khi đóng cửa giao dịch khiến chỉ số điều chỉnh mạnh về 1439.71 điểm (giảm 33.18 điểm) do thông tin bất lợi cuối phiên thứ 6 tuần trước tại thị trường Mỹ chỉ số Dow Jones mất 450 điểm.

Sàn HNX với 39 mã giao dịch nằm sàn khiến chỉ số quay về sát mốc 400 điểm giảm 17 điểm (tương đương giảm 4%), sàn Upcom giảm còn 106 điểm (giảm 2.71%)

Nhóm ngân hàng dẫn đầu là “anh cả” VCB (Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam) tăng (4.3%) thị giá hiện tại 93.000 đồng/cổ phiếu, CTG (Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam) tăng nhẹ (0.3%) thị giá 35.650 đồng/cổ phiếu, MBB (Ngân hàng TMCP Quân đội) tăng 0.9% thị giá 32.100 đồng/cổ phiếu, TCB (Ngân hàng TMCP kỹ thương Techcombank) tăng 1% thị giá 50.300 đồng/cổ phiếu, ACB (Ngân hàng TMCP Á Châu) giữ nhịp tăng tốt từ đầu đến kết phiên tăng 2,7 thị giá 34.350 đồng/cổ phiếu, Các ngân hàng tăng tốt đầu giờ sáng nhưng cuối phiên quay đầu giảm điểm như STB (Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín) giảm (3.8%) thị giá 33.300 đồng/cổ phiếu, BID (Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam) giảm (1%) thị giá 46.900 đồng/cổ phiếu, HDB (Ngân hàng phát triển thành phố Hồ Chí Minh giảm 0.7% thị giá 29.000 đồng/cổ phiểu.

Nhóm dầu khí tăng mạnh khi mở cửa nhưng càng về cuối phiên áp lực bán ra lớn nên quay đầu điều chỉnh dù cho có thông tin tích cực tại sàn giao dịch dầu mở của thế giới, GAS (Tổng công ty khí Việt Nam) giảm 0.3% thị giá 107.100 đồng/cổ phiếu, PLX (Tập đoàn xăng dầu Việt Nam) giảm 0.7% thị giá 54.300 đồng/cổ phiếu, PVD (Công ty cổ phần khoan và dịch vụ dầu khí) giảm (3.8%) thị giá 32.550 đồng/cổ phiếu và PVS (Công ty Cổ phần dịch vụ dầu khí Việt Nam PTSC) giảm 1.7% thị giá 29.000 đồng/cổ phiếu, PVT (Công ty cổ phần vận tải dầu khí) giảm 0.7% thị giá 21.650 đồng/cổ phiếu, PVB (Công ty Cổ phần bọc ống Dầu khí Việt Nam) giảm 2.6% thị giá 18.600 đồng/cổ phiếu, PVC (Tổng Công ty Hóa chất và dịch vụ Dầu khí) giảm 3% thị giá 15.900 đồng/cổ phiếu.

Nhóm liên quan đến bất động sản chiếm phần lớn những mã giao dịch đóng cửa “ trắng bên mua” tiêu biểu như “họ FLC” mã FLC (Tập đoàn FLC) hiện giảm giảm 7%, thị giá 12.000 đồng/cổ phiếu và 06 thành viên như ROS (Xây dựng FLC Faros) , giảm 7% thị giá 8.420 đồng/cổ phiếu, HAI (Nông dược H.A.I) giảm 7% thị giá 5.850 đồng/cổ phiếu, AMD (Đầu tư và khoáng sản FLC Stone giảm 7% thị giá 5.980 đồng/cổ phiếu, KLF (Đầu tư thương mại và xuất nhập khẩu CFS) giảm 9.1% thị giá 6.000 đồng/cổ phiếu, ART (Chứng khoán BOS) giảm 10% thị giá 10.000 đồng/cổ phiếu.

Những đơn vị bất động sản khác cùng chung kết cục như CII (Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh) giảm sàn 7% thị giá 34.050 đồng/cổ phiếu. LDG (Công ty Cổ phần Đầu tư LDG) giảm sàn 6.9% thị giá 18.800 đồng/cổ phiếu, QCG (Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai) giảm sàn 7% thị giá 13.950 đồng/cổ phiếu. Nhóm xây dựng như HBC (Công ty cổ phần tập đoàn xây dựng Hòa Bình) cũng không tránh được ảnh hưởng chung giảm 7% thị giá 29.300 đồng, VCG (Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam) giảm 6.9% thị giá 45.150 đồng/cổ phiếu.

Nhóm chứng khoán tràn ngập sắc đỏ ngay từ lúc mở cửa giao dịch và kết thúc giao dịch hầu hết đều giảm giá sàn như SSI (Công ty chứng khoán SSI) giảm sàn 6,9% thị giá 41.450 đồng/cổ phiếu sau khi thiết lập đỉnh cũ vùng 53.000 đồng/cổ phiếu, HCM (Công ty Cổ phần chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh) giảm sàn 7% thị giá 35.450 đồng/cổ phiếu, VND (Công ty chứng khoán VNDIRECT) giảm sàn 7% thị giá 61.200 đồng/cổ phiếu, VCI (Công ty chứng khoán Bản Việt) giảm sàn 7% thị giá 53.900 đồng/cổ phiếu, các mã chứng khoán như MBS (Công ty Cổ phần chứng khoán MB) giảm 9% thị giá 30.300 đồng/cổ phiếu, SHS (Công ty chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội giảm sàn 10% thị giá 36.900 đồng/cổ phiếu. Bên cạnh sự bán tháo của khối nội về nhóm chứng khoán, nhóm nhà đấu tư khối ngoại tiếp tục mua ròng nhóm chứng khoán này khi xuất hiện nhịp chỉnh mạnh.

Nhóm sắt thép như Tập đoàn Hòa Phát (HPG) giảm 6% thị giá 40.700 đồng/cổ phiếu, Tập đoàn Hoa Sen (HSG) giảm sàn 7% thị giá 30.500 đồng/cổ phiếu, thép Nam Kim (NKG) giảm sàn thị giá 30.350 đồng/cổ phiếu. Sau khi đạt đỉnh hồi Quý 3/2021 nhóm này liên tục giảm chưa có có xu hướng rõ ràng trong giai đoạn tới.

Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường cả ba sàn HOSE, HNX, UPCOM với khối lượng nhỏ khoảng 29.000 tỷ đồng, áp lực bán tháo từ nhóm bất động sản khi hàng T+3 về và do ảnh hưởng từ thị trường thế giới điều chỉnh sâu cuối tuần trường khiến toàn thị trường giảm điểm mạnh mẽ.

Kỳ vọng những phiên cuối năm chỉ số VNIndex không giảm quá mức như tuần trước chạm 1.425 điểm, nếu không giữ được chỉ số này rất có thể điều chỉnh về mốc 1370 điểm.

Giang Sơn

Nguồn CL&XH: https://conglyxahoi.net.vn/doanh-nhan-doanh-nghiep/ngan-hang-dau-khi-khong-du-suc-keo-chi-so-vnindex-107542.html