Ngân hàng Thế giới hé lộ 'cẩm nang' tạo cú hích cho kinh tế Philippines

Theo báo cáo ngày 15/7 của Ngân hàng Thế giới (WB), Philippines có tiềm năng chuyển mình thành một nền kinh tếchủ yếu dựa vào tầng lớp trung lưuvào năm 2040, nếu triển khai hiệu quả cải cách việc làm.

Theo báo cáo của WB, Philippines cần duy trì tăng trưởng hàng năm từ 6-10% trong nhiều thập kỷ để đạt mục tiêu trở thành một nền kinh tế chủ yếu dựa vào tầng lớp trung lưu. (Nguồn: Philippines Star)

Theo báo cáo của WB, Philippines cần duy trì tăng trưởng hàng năm từ 6-10% trong nhiều thập kỷ để đạt mục tiêu trở thành một nền kinh tế chủ yếu dựa vào tầng lớp trung lưu. (Nguồn: Philippines Star)

Trong bối cảnh thế giới đối mặt bất ổn toàn cầu, cùng sự phát triển vượt bậc của công nghệ với tác động sâu rộng đến thị trường lao động, việc xây dựng một "cẩm nang mới" tập trung tạo ra nhiều việc làm với mức thu nhập cao đã trở thành vấn đề hàng đầu với Manila.

Để đạt mục tiêu trở thành một nền kinh tế chủ yếu dựa vào tầng lớp trung lưu, báo cáo của WB nêu rõ, Philippines cần duy trì tăng trưởng hàng năm từ 6-10% trong nhiều thập kỷ. Dù vậy, quốc gia Đông Nam Á vẫn đang "chưa phát huy hết tiềm năng so với các nước láng giềng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương", theo đánh giá của WB.

Báo cáo chỉ ra rằng, năng suất lao động chưa thực sự là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, sự thiếu cạnh tranh trong những lĩnh vực then chốt và quy trình cấp phép phức tạp đang kìm hãm sự phát triển và khả năng tạo việc làm của các doanh nghiệp hàng đầu Philippines.

WB khẳng định, nền kinh tế Philippines đang có xu hướngnội địa hóa, thể hiện qua việc giảm xuất khẩu và hạn chế tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, chính điều này tạo rào cản cho tăng trưởng trong tương lai. Bên cạnh đó, khoảng cách về cơ sở hạ tầng vẫn còn lớn, vốn khiến chi phí vận chuyển duy trì ở mức cao, ảnh hưởng sức cạnh tranh tổng thể của nền kinh tế.

Để vượt qua những thách thức này, báo cáo của WB đề xuất Manila tập trung đầu tư vào ba trụ cột phát triển cơ bản: Thứ nhất là cơ sở hạ tầng vật chất, hạ tầng số và nguồn nhân lực, vốn là nền tảng nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế; Thứ hai, xây dựng môi trường chính sách thuận lợi cho hoạt động kinh doanh thông qua việc giảm thiểu các rào cản gia nhập thị trường và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh; Thứ ba, huy động vốn tư nhân, đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất hàng hóa hoặcdịch vụ trong giao thương quốc tế.

(theo Tân Hoa xã)

Duy Nam

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/ngan-ha-ng-the-gioi-he-lo-ca-m-nang-tao-cu-hich-cho-kinh-te-philippines-321179.html