Ngành kinh doanh ẩm thực đã chuyển đổi số trong mùa dịch như thế nào?

Khi dịch bệnh kéo dài, F&B là nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã tìm cách thích ứng, tận dụng chuyển đổi số để 'mở đường' cho hoạt động kinh doanh.

Theo khảo sát của Vietnam Report, có đến 91% doanh nghiệp F&B (cung cấp thức ăn và đồ uống) cho biết bị ảnh hưởng ở mức nghiêm trọng trong 2 năm dịch 2020 - 2021. Mãi đến quý 1 năm 2022, thị trường F&B mới thực sự hồi phục trở lại.

Theo số liệu thống kê của Payoo, doanh thu của ngành F&B trong quý 1 năm 2022 đã tăng gấp rưỡi so với quý 4 năm 2021.

Dự kiến trong quý 2, ngành F&B sẽ đạt mức tăng trưởng cao hơn nữa nhờ 2 nguyên nhân:

Một là, nhiều tỉnh thành khống chế thành công dịch bệnh và tâm lý người dân ổn định sau thời gian dài giãn cách nên họ đã mạnh dạn đi ăn ngoài hơn trước.

Hai là, nhờ các chính sách kích cầu của Chính phủ, ngành du lịch đã bắt đầu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lượng khách nội địa ước đạt 26,1 triệu lượt người trong 3 tháng đầu năm. Kéo theo đó, F&B, một trong những ngành đầu tiên hưởng lợi nhờ du lịch cũng nhanh chóng nhộn nhịp trở lại.

Số liệu doanh thu ngành F&B nửa đầu tháng 4-2022 cũng phần nào phản ánh xu hướng này, khi mức tăng trưởng đạt gần 40% so với cùng kỳ quý 1-2022 và tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ quý 4-2021.

Một số tổ chức quốc tế và trong nước cũng dự báo, ngành F&B có tiềm năng tăng trưởng lớn. Tổ chức nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới Mordor Intelligence Inc cho biết, ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng kép hằng năm lên tới 8,65% trong giai đoạn 2021-2026.

Trong khi đó, VNDirect cũng cho rằng, ngành thực phẩm đồ uống sẽ phục hồi và có tốc độ tăng trưởng cao hơn kể từ năm 2022, từ 10-12% so với cùng kỳ, với động lực chính đến từ việc mở lại các dịch vụ ăn tại chỗ và sự phục hồi của cầu tiêu dùng nội địa.

Do các yêu cầu về thanh toán điện tử tại quầy tăng cao, Payoo đã tích cực triển khai giải pháp chấp nhận mọi thanh toán tại Haidilao, Jollibee, Highlands Coffee, Gongcha,…

Theo đó, người dùng có thể thanh toán bằng bất kỳ phương thức nào tại các cửa hàng này, đơn cử như thẻ nội địa, thẻ quốc tế, quét mã QR của hơn 40 ngân hàng và sử dụng các ví điện tử phổ biến trên thị trường.

Các đơn vị F&B có thể lựa chọn kết nối với nhiều đơn vị khác nhau, tuy nhiên luồng quản lý sẽ rời rạc, phải tương tác đồng thời với nhiều hệ thống. Do vậy, họ chọn kết nối với Payoo, chỉ kết nối một lần duy nhất, doanh nghiệp đã có tất cả các phương thức thanh toán hiện có, thậm chí được tiếp cận nhanh nhất với các phương thức mới trên thế giới khi chúng được triển khai tại Việt Nam.

Ông Ngô Trung Lĩnh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ Trực tuyến Cộng đồng Việt (VietUnion) chia sẻ: “Do ảnh hưởng của đại dịch, người dân đã buộc phải sử dụng các phương thức thanh toán mới. Do đó, việc các doanh nghiệp chuyển đổi sang các giải pháp thanh toán số, không chỉ là bước đi trước, đón đầu mà đã là yêu cầu cấp thiết để đa dạng hóa kênh bán hàng, gia tăng trải nghiệm khách hàng”.

Nguồn PLO: https://plo.vn/nganh-van-chuyen-thuc-an-da-chuyen-doi-so-trong-mua-dich-nhu-the-nao-post677949.html