Ngành Logistics: Cơ hội việc làm lớn, thu nhập lên tới 80-100 triệu/tháng

Ngành Logistics và chuỗi cung ứng nhiều năm liên tiếp có điểm tuyển sinh cao nhất bởi, sinh viên khi ra trường có nhiều cơ hội việc làm với thu nhập cao.

Ngành Logistics và chuỗi cung ứng là một trong những ngành đào tạo nổi bật tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, được xây dựng dựa trên giáo trình từ các trường đại học hàng đầu tại Mỹ và Nhật Bản.

Mục tiêu đào tạo của ngành là cung cấp cho sinh viên những kiến thức về các loại hình dịch vụ logistics, thị trường vận tải, đặc điểm sản xuất kinh doanh cũng như các chỉ tiêu khai thác và hiệu quả kinh doanh trong chuỗi cung ứng dịch vụ vận tải; kiến thức về cảng biển, hoạt động của cảng, quản trị cảng trên quan điểm hệ thống logistics; thương vụ cảng biển, chứng từ trong vận tải biển, bộ, sắt, hàng không và vận tải đa phương thức; kiến thức về hợp đồng thương mại và vận tải về cơ sở pháp lý, khiếu nại, bảo hiểm…

Sinh viên có khả năng áp dụng kiến thức chuyên ngành vào thực tiễn lập kế hoạch, quản lý, tổ chức thực hiện và đánh giá hoạt động logistics.

Sinh viên học ngành Logistics và chuỗi cung ứng được tham quan, trải nghiệm tại doanh nghiệp ngay từ năm đầu học tập (Ảnh: LT)

Sinh viên học ngành Logistics và chuỗi cung ứng được tham quan, trải nghiệm tại doanh nghiệp ngay từ năm đầu học tập (Ảnh: LT)

Sinh viên được trang bị kỹ năng nghiệp vụ phù hợp, mang tính thực tiễn cao, có khả năng làm việc ngay sau khi tốt nghiệp; kỹ năng làm việc độc lập và theo nhóm; khả năng giao tiếp tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu.

Chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên các giáo trình về logistics và chuỗi cung ứng từ các trường đại học hàng đầu tại Mỹ, Nhật Bản và được thay đổi, bổ sung, cập nhật thường xuyên để phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam nhưng vẫn giới thiệu được những kiến thức tiên tiến trên thế giới.

100% giảng viên giảng dạy chuyên ngành đã học tập hoặc được đào tạo ở các nước phát triển trong lĩnh vực logistics và quản trị chuỗi cung ứng như Mỹ, Bỉ, Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc… Đội ngũ giảng viên cơ hữu giàu kinh nghiệm giảng dạy và thực tế. Áp dụng phương pháp dạy học tiên tiến lấy sinh viên làm trung tâm.

Đặc biệt, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam còn hỗ trợ sinh viên tham gia 02 đợt thực tập chính tại doanh nghiệp giúp sinh viên trau dồi kỹ năng thực tế.

Theo thống kê, từ năm 2020 đến nay, điểm trúng tuyển vào ngành dựa trên kết quả xét tuyển điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông đều thuộc tốp cao nhất của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.

Cụ thể, năm 2020, điểm trúng tuyển vào ngành này là 25,25 điểm; năm 2021 là 26,25 điểm; năm 2022 là 26,25 và năm 2023 là 25,75 điểm.

Sinh viên học ngành Logistics sau khi ra trường có nhiều cơ hội việc làm với mức thu nhập cao (Ảnh: LT)

Sinh viên học ngành Logistics sau khi ra trường có nhiều cơ hội việc làm với mức thu nhập cao (Ảnh: LT)

Để có góc nhìn tổng quan về ngành Logistics và chuỗi cung ứng giúp sinh viên, các em học sinh đang băn khoăn việc học ngành này ra trường sẽ làm gì, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Phạm Thị Yến - Trưởng bộ môn Logistics (Khoa Kinh tế, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam).

Theo Tiến sĩ Phạm Thị Yến, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng được Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đánh giá là ngành xương sống của nền kinh tế, góp phần vào quá trình sản xuất, phân phối và lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ và thúc đẩy quá trình tạo ra của cải cho xã hội.

Ngày nay, Logistics không những đóng góp vào việc cải thiện các chỉ số vĩ mô của nền kinh tế, mà còn thể hiện vai trò quan trọng của mình trong mọi ngành kinh tế, giúp tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế vi mô.

Xu hướng toàn cầu hóa ngày càng cho thấy Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thúc đẩy quá trình hội nhập và phát triển kinh tế xã hội của các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng.

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới công bố năm 2023, Việt Nam đứng vị trí thứ 43 trong bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả logistics (LPI - Logistics Performance Index), thuộc nhóm 5 nước đứng đầu ASEAN, sau Singapore, Malaysia, Thái Lan và cùng vị trí với Philippines.

Tốc độ tăng trưởng thị trường logistics Việt Nam bình quân hàng năm từ 14-16%, đóng góp quan trọng trong việc đưa tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam năm 2022 lên 730,2 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Dịch vụ logistics không chỉ góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập mạng lưới vận chuyển hiệu quả, kết nối thương mại trong nước với các thị trường quốc tế. Điều này cho thấy sự cải thiện đáng kể của ngành Logistics Việt Nam trong nỗ lực phát triển và hội nhập kinh tế trong khu vực cũng như toàn cầu.

Quá trình tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế đang mang lại rất nhiều cơ hội cho Việt Nam để trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như khu vực. Việc Việt Nam chủ động tích cực tham gia các tổ chức kinh tế lớn như Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC), Hiệp định quan hệ đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương, và một loạt các Hiệp định thương mại tự do với các nước hay nhóm các nước đã rộng mở cánh cửa cho doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào các chuỗi cung ứng thế giới.

Việt Nam đã trở thành mô hình kiểu mẫu cho các nước đang phát triển với phương thức gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu khi bước đầu tập trung tham gia vào một khâu trong chuỗi và sau đó nâng cao tiềm năng và vị thế khi từng bước leo cao hơn trong chuỗi giá trị đó. Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn với các tập đoàn lớn trên thế giới đến từ Hoa kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và khu vực Châu Âu…Việc cải thiện nền tảng Logistics đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các yếu tố kinh tế Việt Nam khi tham gia vào chuỗi cung ứng.

Chính vì vậy, theo các kết quả dự báo của Viện Nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam, đến năm 2030, ngành logistics nước ta cần bổ sung 2,2 triệu nhân lực, cũng như có nhu cầu khoảng 200.000 nhân lực logistics chất lượng cao có bằng cấp chứng chỉ chuyên môn, có kỹ năng nghiệp vụ và năng lực ngoại ngữ.

Nhu cầu nguồn nhân lực ngành Logistics và chuỗi cung ứng của Hải Phòng hiện đang rất lớn (Ảnh: LT)

Nhu cầu nguồn nhân lực ngành Logistics và chuỗi cung ứng của Hải Phòng hiện đang rất lớn (Ảnh: LT)

Tại thành phố Hải Phòng, ngành Logistics cũng đóng vai trò quan trọng trong mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của cả nước, và đang trở thành một mắt xích quan trọng trong Logistics và quản lý chuỗi cung ứng không chỉ của Việt Nam mà còn trong khu vực ASEAN.

Tiến sĩ Phạm Thị Yến cho biết: “Hải Phòng hiện có khoảng 250 doanh nghiệp đăng ký cung cấp dịch vụ logistics. Lực lượng lao động trong lĩnh vực này chiếm khoảng 20% nguồn lao động logistics trên cả nước. Nếu tính đến nhu cầu nhân lực logistics của cả các doanh nghiệp sản xuất thương mại của thành phố, thì tổng số doanh nghiệp trong thống kê thị trường nhân lực logistics sẽ khoảng hơn 2000 doanh nghiệp.

Theo sách trắng Logistics của Hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA) dự báo, đến 2025 Hải Phòng (trung tâm logistics lớn nhất miền Bắc) sẽ cần khoảng 369.000 lao động ngành logistics, trong đó có 252.600 lao động đã qua đào tạo; năm 2030 con số này sẽ tăng lên 460.000 lao động, trong đó có 368.000 lao động đã qua đào tạo.

Như vậy, nhu cầu nhân lực ngành Logistics và chuỗi cung ứng của Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung là rất lớn, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thị trường hiện nay cũng như khả năng thích ứng đối với những xu hướng mới trong tương lai là khá lớn”.

Sinh viên năm thứ nhất của Khoa Kinh tế - Trường Đại học Hàng hải Việt Nam được trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp (Ảnh: LT)

Sinh viên năm thứ nhất của Khoa Kinh tế - Trường Đại học Hàng hải Việt Nam được trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp (Ảnh: LT)

Theo Tiến sĩ Phạm Thị Yến, Logistics là ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Do đó cơ hội việc làm của sinh viên ngành này rất đa dạng và rộng mở với mức lương khá hấp dẫn, đặc biệt là ở các thành phố lớn hay các khu công nghiệp.

Đối với những vị trí mới tốt nghiệp và ít kinh nghiệm, mức lương có thể dao động từ 7-12 triệu đồng/tháng. Mức lương tăng dần qua các năm khi có nhiều kinh nghiệm hơn. Khi đã lên đến vị trí cấp cao và trưởng nhóm thì mức lương dao động từ 15- 23 triệu đồng nhưng cũng có những tổ chức đang chi trả cho vị trí này tới 80 -100 triệu/tháng.

Tiến sĩ Phạm Thị Yến đã mô tả chi tiết những công việc mà sinh viên học ngành Logistics và chuỗi cung ứng sau khi ra trường như sau:

LÃ TIẾN

Nguồn Giáo Dục VN: https://giaoduc.net.vn/nganh-logistics-co-hoi-viec-lam-lon-thu-nhap-len-toi-80-100-trieuthang-post240449.gd