Ngày 24/2: Giá vàng thế giới tăng trở lại, trong nước đảo chiều giảm
Ngày 24/2/2024, giá vàng thế giới đang ở mức 2.035,3 USD/ounce. Trong nước, giá vàng giảm từ 200.000 đến 350.000 đồng/lượng.
Giá vàng trong nước
Sáng ngày 24/2/2024, giá vàng miếng trong nước được niêm yết cụ thể như sau:
(Đơn vị: Nghìn đồng/lượng)
Giá vàng SJC ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng đang mua vào ở mức 76,3 triệu đồng/lượng và bán ra mức 78,52 triệu đồng/lượng. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, giá mua vào tương tự 2 khu vực trên, giá bán ra thấp hơn 20.000 đồng/lượng.
Giá vàng DOJI tại khu vực Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đang niêm yết ở mức 76,25 triệu đồng/lượng mua vào và 78,45 triệu đồng/lượng bán ra.
Giá vàng PNJ khu vực Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đang niêm yết ở mức 76,5 triệu đồng/lượng mua vào và 78,7 triệu đồng/lượng bán ra.
Giá vàng Phú Quý SJC đang mua vào với giá 76,4 triệu đồng/lượng và bán ra mức 78,3 triệu đồng/lượng.
Giá vàng Bảo Tín Minh Châu đang niêm yết ở mức 76,45 triệu đồng/lượng mua vào và bán ra 78,25 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới
Theo dữ liệu từ Kitco, tính đến sáng 24/2/2024 (theo giờ Việt Nam), giá vàng thế giới đang ở mức 2.035,3 USD/ounce. Quy đổi theo tỉ giá Vietcombank (chưa thuế, phí), mức giá này tương đương 60,8 triệu đồng/lượng, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới trên 17 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới tăng trong phiên giao dịch cuối tuần nhờ sự suy yếu của đồng USD và lực mua trú ẩn an toàn tăng do lo ngại liên quan đến diễn biến tại Trung Đông. Chỉ số US Dollar Index ghi nhận tuần giảm đầu tiên trong gần 2 tháng, khiến vàng thỏi được định giá bằng đồng bạc xanh trở nên rẻ hơn đối với người mua ở nước ngoài.
Thời gian qua, đà tăng của vàng đã bị kìm hãm bởi những bình luận "diều hâu" về chính sách tiền tệ từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Mới đây, Thống đốc FED Christopher Waller nhấn mạnh ngân hàng trung ương Mỹ sẽ không vội đưa ra quyết định cắt giảm lãi suất. Điều này đã củng cố thêm niềm tin của nhà đầu tư vào việc FED sẽ trì hoãn việc nới lỏng chính sách tiền tệ cho đến tháng 6.
Trong biên bản cuộc họp chính sách đầu tiên của năm 2024, hầu hết các nhà hoạch định chính sách của FED đều tỏ ra lo ngại về rủi ro khi cắt giảm lãi suất quá sớm. Dữ liệu gần đây cho thấy giá sản xuất và tiêu dùng của Mỹ cao hơn dự kiến cũng "dập tắt" những kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất sớm và điều đó càng gây áp lực lên kim loại quý.
Hiện thị trường đang chờ đợi báo cáo chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ sẽ được công bố vào tuần tới, sau đó là bảng lương và phiên điều trần của Chủ tịch FED Jerome Powell tại Quốc hội Mỹ vào đầu tháng 3.