Ngày này năm xưa 5/3: Ban hành quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo

Ngày này năm xưa: Ngày 5/3/2020, Bộ Công Thương ban hành văn bản hợp nhất quy định chi tiết một số điều Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo.

Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước và quốc tế ngày 5/3; các sự kiện liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày 5/3.

Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Ngày 5/3/1925: Ngày sinh Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý - Nhạc sĩ nổi tiếng của Việt Nam, ông có nhiều đóng góp sáng tác từ dòng nhạc tiền chiến như Dư âm đến những ca khúc nhạc đỏ như Dáng đứng Bến Tre, Mẹ yêu con, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ... Ngày 26/12/2019, tác giả của những tuyệt phẩm còn mãi với thời gian đã qua đời tại nhà riêng ở TP Hồ Chí Minh. Năm 2000, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Ngày 5/3/1977: Ngày mất Nhà nghiên cứu vǎn học Hoa Bằng tên thật là Hoàng Thúc Trâm. Ông quê ở huyện Từ Liêm, Hà Nội. Sinh nǎm 1902. Sinh thời ông được coi là dịch giả tiếng Hán có uy tín nhất. Những bài nghiên cứu của ông có giá trị góp phần phát huy nền Vǎn học dân tộc. Các tác phẩm chính của ông là: Từ điển Hán - Việt, Vǎn chương quốc âm đời Tây Sơn... Ông là thành viên Hội Nhà vǎn, Hội Sử học và Viện Hán Nôm.

Ngày 5/3/1997: Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 136/1997/QĐ-TTg về việc thành lập Ban điều phối quốc gia mạng Internet ở Việt Nam.

Ngày 5/3/2003: Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 18/2003/QĐ-BCN Về việc chuyển Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong, doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty Nhựa Việt Nam về trực thuộc Bộ Công nghiệp.

Ngày 5/3/2003: Ngày ban hành Quyết định số 18/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Nhựa Bình Minh, doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty Nhựa Việt Nam về trực thuộc Bộ Công Nghiệp.

Ngày 5/3/2002: Ngày Quyết định số 0267/2004/QĐ-BTM của Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành “Chương trình triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về thương mại giai đoạn 2003-2007”.

Ngày 5/3/2020, Bộ Công Thương ban hành văn bản hợp nhất quy định chi tiết một số điều Nghị định số 107/2018/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo

Ngày 5/3/2020, Bộ Công Thương ban hành văn bản hợp nhất quy định chi tiết một số điều Nghị định số 107/2018/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo

Ngày 5/3/2008: Ngày ban hành Quyết định số 1358/QĐ-BCT về việc thành lập Hội đồng Thi đua- Khen thưởng Bộ Công Thương.

Ngày 5/3/2009: Ngày ban hành Quyết định số 1128/QĐ-BCT về quy định chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Thư ký Hội đồng cạnh tranh.

Ngày 5/3/2009: Ngày ban hành Quyết định số 1133/QĐ-BCT ban hành Chương trình hành động của Bộ Công Thương thực hiện Chương trình hành động Quốc gia thúc đẩy quan hệ Việt Nam- Châu Phi của Chính phủ giai đoạn 2008-2010.

Ngày 5/3/2011: Ngày ban hành Công văn số 2204/BCT-KHCN về việc hướng dẫn đề xuất nhiệm vụ năm 2011 thuộc Đề án “Phát triển ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong công nghiệp đến năm 2020”.

Ngày 5/3/2012: Ngày ban hành Quyết định số 942/QĐ-BCT về việc ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính năm 2012 thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Công Thương.

Ngày 5/3/2015: Ban hành Quyết định số 2007/QĐ-BCT về kế hoạch xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ.

Ngày 5/3/2020: Bộ Công Thương ban hành Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BCT Thông tư quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.

Sự kiện quốc tế

Ngày 5/3/1936 : Máy bay tiêm kích Supermarine Spitfire của Anh Quốc tiến hành chuyến bay đầu tiên từ Sân bay Eastleigh.

Ngày 5/3/1940: Bốn thành viên của Bộ chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô ký một sắc lệnh hành quyết 25.700 "phần tử dân tộc chủ nghĩa và phản cách mạng" Ba Lan đang bị Liên Xô giam giữ tại các trại và các nhà tù tại vùng phía Tây Ukraina và Belarus.

Ngày 5/3/1943: Gloster Meteor-Máy bay tiêm kích phản lực đầu tiên của Anh có chuyến bay thử đầu tiên.

Ngày 5/3/1970: Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua năm 1968 và bắt đầu có hiệu lực sau khi được 43 quốc gia phê chuẩn. Kể từ đó đến nay đã có 191 quốc gia tham gia, trong đó có Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp. Hiệp ước được tóm tắt thành 3 nguyên tắc trụ cột: Không phổ biến, Giải giới và Quyền sử dụng kỹ thuật hạt nhân cho mục đích hòa bình.

Ngày 5/3/1982: Tàu thăm dò không gian Venera 14 của Liên Xô đổ bộ lên Sao Kim.

Sự kiện về Bác Hồ

Ngày 5/3/1930: Nguyễn Ái Quốc viết “Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản về phong trào cách mạng ở An Nam” trình bày theo quan điểm lịch sử phong trào chống thực dân Pháp qua những thời kỳ. Sau khi điểm lại các phong trào kể từ trước 1905 là “một hỗn hợp giữa chủ nghĩa phản đế, chống công giáo và Cần Vương”... cho đến sự ra đời của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên... Nguyễn Ái Quốc nhấn mạnh đến một bước chuyển mạnh mẽ: ”Ngày nay các nhóm cộng sản đã thống nhất vào một đảng, hoạt động nhất định sẽ tốt hơn trước nhiều... Chúng ta có thể tin tưởng chắc chắn rằng với kinh nghiệm và lòng hy sinh, với quần chúng ở bên cạnh, những người cộng sản nhất định sẽ chiến thắng”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tại ATK Định Hóa quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Nguồn: Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tại ATK Định Hóa quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Nguồn: Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Ngày 5/3/1931: Nguyễn Ái Quốc viết bài lên án chiến dịch khủng bố của đế quốc và biểu dương ý chí kiên cường của quần chúng cách mạng không có lưỡi lê, bom đạn và súng máy nào có thể dập tắt được tinh thần đó.

Ngày 5/3/1946: Nguy cơ cuộc xung đột Pháp -Tưởng đó gần kề khi hạm đội của Pháp đã tiến gần vào Cảng Hải Phòng. Theo dõi tình hình, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo: Điều mà chúng ta chú trọng nhất là chuẩn bị, bình tĩnh, giữ vững tinh thần.

Ngày 5/3/1947: Trước tình hình quân Pháp từ Hà Nội đang âm mưu chiếm tỉnh lỵ Hà Đông, Bác viết thư kêu gọi đồng bào: “Chúng ta không hoang mang. Chúng ta phải nhẫn nại, phải cương quyết. Thắng lợi cuối cùng nhất định về tay ta”. Với đồng bào hậu phương Bác mong mỏi: “Mỗi một đồng bào phải sẵn lòng bác ái, phải cư xử cho xứng đáng là con Rồng cháu Tiên” . Bác viết thư gửi Quốc hội và nhân dân Pháp nêu rõ: “Máu Pháp và Việt chảy đã nhiều. Chiến tranh không nên kéo dài nữa. Chiến tranh không đưa đến đâu cả. Chúng tôi sẵn sàng lập lại hòa bình. Chỉ cần Quốc hội và nhân dân Pháp có một cử chỉ thân thiện” .

Ngày 5/3/1951: Nói chuyện với Hội nghị của Bộ Tổng tư lệnh họp tại Điếm Mạc (Định Hóa-Thái Nguyên) triển khai chiến dịch Trung Du, Bác động viên: “Các đồng chí sẽ đi qua dải đất lịch sử Bạch Đằng-Vạn Kiếp là dịp để các đồng chí tưởng nhớ lại tấm gương oanh liệt chống ngoại xâm của dân tộc ta, để cùng nỗ lực tiêu diệt được nhiều giặc, giành toàn thắng cho chiến dịch, kế tục truyền thống anh dũng đời trước, tiếp tục chiến đấu bảo vệ nhân dân, bảo vệ Tổ quốc”.

Hải Linh

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/ngay-nay-nam-xua-53-ban-hanh-quy-dinh-ve-kinh-doanh-xuat-khau-gao-244722.html