Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã thẳng thắn nói trong một cuộc phỏng vấn với hãng truyền hình Mỹ ABC hôm qua rằng, sau khi biết về việc NATO không sẵn sàng chấp nhận Ukraine, ông không còn “vướng bận” vào việc gia nhập NATO.
Mặc dù thề rằng, Ukraine sẽ không “đầu hàng” và yêu cầu phương Tây tiếp tục hỗ trợ Ukraine trong việc chống lại quân đội Nga, Tổng thống Zelensky cũng bày tỏ sẵn sàng công nhận các vấn đề “Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Luhansk” độc lập với Nga; cùng đàm phán và tìm ra một thỏa hiệp về khu vực lãnh thổ này.
Theo các nhà phân tích, rất có thể, Tổng thống Zelensky đã công bố khả năng tìm kiếm một thỏa hiệp về khu vực Miền Đông nước này và vấn đề Crimea. Nhưng thật đáng tiếc, khi sự sẵn sàng thỏa hiệp của Zelensky hầu như bị các phương tiện truyền thông chính thống phương Tây phớt lờ.
Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã điện đàm cho Tổng thống Nga Putin nói rằng, ông đã yêu cầu Nga ngừng bắn; nhưng Tổng thống Putin từ chối, khiến các cuộc nói chuyện thường xuyên của họ trở nên “khó khăn”.
Lưu ý rằng trong bài phát biểu sau đó, trong khi cáo buộc Tổng thống Nga Putin, đã phạm “một sai lầm lịch sử”; nhưng Tổng thống Macron cũng nói rằng, “mọi người phải được tôn trọng và đảm bảo rằng, không quốc gia nào, không ai bị sỉ nhục”.
Tổng thống Macron nhấn mạnh: “Nước Nga và người dân Nga cũng nên được tôn trọng, nếu nước Nga không phải là một phần của kiến trúc hòa bình vĩ đại của Châu Âu, thì sẽ không có hòa bình lâu dài. Bởi vì lịch sử và địa lý đã chứng minh”. Như vậy Tổng thống Macron cũng đang suy nghĩ về lý do tại sao, Nga lại có hành động quân sự như vậy.
Trong khi đó Mỹ và Anh tiếp tục gây sức ép lên Liên minh Châu Âu để cắt đứt nhập khẩu năng lượng của Nga. Thủ tướng Đức Scholz nói rõ rằng, Đức ủng hộ “các biện pháp trừng phạt rộng rãi và có mục tiêu” chống lại Nga; nhưng điều này không bao gồm các lệnh trừng phạt đối với năng lượng của Nga.
Lý do rất đơn giản, không có khí đốt của Nga, cuộc sống của người Đức rất khó khăn. Không chỉ Đức, mà nhiều nước trong Liên minh Châu Âu cũng vậy.
Thủ tướng Bulgaria Petkov cho biết, Bulgaria ủng hộ mọi biện pháp trừng phạt đối với Nga, ngoại trừ lệnh cấm dầu khí. Ông nói, nếu việc nhập khẩu dầu khí của Nga bị cấm, thì “chúng tôi không còn cách nào khác là xin miễn trừ, chúng tôi quá phụ thuộc”.
Hiện nay hơn một nửa sản phẩm năng lượng của các nước EU được nhập khẩu, trong đó Nga cung cấp 41% khí đốt tự nhiên, 46% than đá và 27% dầu mỏ. Đặc biệt, Đức phụ thuộc vào Nga với 55% nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên.
Do đó cả EU và Đức đều tỏ ra dè dặt trước các biện pháp trừng phạt chống lại Nga. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Biden hôm qua tuyên bố cấm nhập khẩu dầu khí của Nga. Theo thói quen, Anh phải tuân theo và thậm chí đi trước Mỹ.
Vậy Mỹ có thực sự muốn cắt đứt mọi hợp tác năng lượng với Nga? Dường như thực tế cũng không phải vậy. Theo thông tin của hãng tin Anh Reuters, lệnh cấm vận của Mỹ không bao gồm uranium, nguyên liệu cần thiết cho các nhà máy điện hạt nhân.
Lý do rất đơn giản, Mỹ hiện không sản xuất và chế biến nguyên liệu hạt nhân uranium, và một nửa sản phẩm uranium của các nhà máy điện hạt nhân của Mỹ được nhập khẩu từ Nga.
Mỹ gây áp lực lên EU và Đức cấm mua dầu khí của Nga; Mỹ tự ý cấm điều này. Dù sao thì dầu khí của Nga cũng không quan trọng đối với bản thân họ, nhưng uranium, thứ rất quan trọng, lại không được đưa vào. Thực ra đó là thói thực dụng của người Mỹ.
Ba Lan hôm qua bất ngờ thông báo sẽ chuyển toàn bộ số máy bay chiến đấu MiG-29 do Liên Xô chế tạo trong kho cho Mỹ, đồng thời trực tiếp vận chuyển đến Căn cứ Không quân Ramstein ở Đức, nơi đóng quân của Mỹ. Bù lại, Mỹ sẽ viện trợ máy bay F-16 cho Ba Lan.
Theo thông tin, số máy bay này cuối cùng sẽ được trao cho Ukraine, và Ukraine ở phía đông của Ba Lan; nhưng điều “thú vị” là những chiếc MiG-29 này đã được gửi đến nước Đức ở phía tây, vậy làm thế nào để trao nó cho Ukraine?
Động thái của Ba Lan cũng là điều dễ hiểu. Bởi lẽ, Nga đã nói rõ sẽ tấn công bất cứ đoàn xe chở vũ khí nào vào Ukraine, chưa kể máy bay chiến đấu từ Ba Lan bay thẳng vào Ukraine có khả năng kích động chiến tranh.
Chính vì vậy, Tổng thống Ba Lan Duda đã nói rõ rằng, Ba Lan sẽ không gửi máy bay chiến đấu đến Ukraine, cũng như không cho phép bất kỳ quốc gia nào sử dụng các sân bay của Ba Lan để chuyển máy bay chiến đấu cho Ukraine.
Theo thỏa thuận, Ngoại trưởng Nga Lavrov và Ngoại trưởng Ukraine Kuleba sẽ gặp nhau tại Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 10/3. Đây cũng là cuộc gặp đầu tiên giữa ngoại trưởng hai nước kể từ khi chiến tranh bùng nổ ở Ukraine. Hy vọng cho một sự đột phá.
Hiện một số quốc gia NATO và EU đã thay đổi quan điểm, khi không gọi là “Nga xâm lược Ukraine”, thay vào đó họ sử dụng cụm từ “cuộc xung đột Nga – Ukraine”. Ai rồi cũng có toan tính riêng mình, lợi ích quốc gia là mãi mãi trường tồn, thành viên NATO có hay không, không quan trọng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tiến Minh