Nghề 'ôm' lò lửa 'thổi ra tiền'

Dù nắng hay mưa, những người làng nghề thổi thủy tinh vẫn túc trực bên lò lửa rực đỏ tạo ra các sản phẩm thiết yếu để cung cấp ra thị trường.

Xuất hiện từ năm 60, nhiều người làm nghề thổi thủy tinh truyền thống ở xã Thống Nhất (huyện Thường Tín, Hà Nội) đã gắn bó gần cả cuộc đời với nghề. Làng nghề chuyên sản xuất các loại hàng truyền thống như bóng đèn dầu, nắp phích, ly uống nước, các loại con giống…

Xuất hiện từ năm 60, nhiều người làm nghề thổi thủy tinh truyền thống ở xã Thống Nhất (huyện Thường Tín, Hà Nội) đã gắn bó gần cả cuộc đời với nghề. Làng nghề chuyên sản xuất các loại hàng truyền thống như bóng đèn dầu, nắp phích, ly uống nước, các loại con giống…

Đến nay, số hộ làm nghề chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Sản phẩm từ thủy tinh ở đây phổ biến nhất là ống thủy tinh Philatop, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ thủy tinh mang đậm bản sắc dân tộc.

Đến nay, số hộ làm nghề chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Sản phẩm từ thủy tinh ở đây phổ biến nhất là ống thủy tinh Philatop, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ thủy tinh mang đậm bản sắc dân tộc.

Phóng viên có mặt tại gia đình ông Lương Văn Trãi dưới cái nóng hầm hập của mùa hè, nhưng xưởng của ông vẫn đỏ lửa để hoàn thành những đơn hàng của khách. “Trong quá trình thổi, người thợ phải tập trung quan sát lúc thủy tinh chín và thổi, xoay tay để tạo hình, ngoài ra còn cần kỹ thuật vặn, kéo, hàn. Độ thổi mạnh yếu khác nhau sẽ cho ra sản phẩm khác nhau cũng như độ dày của thủy tinh khác nhau”, ông Trãi chia sẻ.

Phóng viên có mặt tại gia đình ông Lương Văn Trãi dưới cái nóng hầm hập của mùa hè, nhưng xưởng của ông vẫn đỏ lửa để hoàn thành những đơn hàng của khách. “Trong quá trình thổi, người thợ phải tập trung quan sát lúc thủy tinh chín và thổi, xoay tay để tạo hình, ngoài ra còn cần kỹ thuật vặn, kéo, hàn. Độ thổi mạnh yếu khác nhau sẽ cho ra sản phẩm khác nhau cũng như độ dày của thủy tinh khác nhau”, ông Trãi chia sẻ.

"Vài năm gần đây, gia đình tôi không chỉ sản xuất bóng đèn, ống nghiệm mà còn làm những sản phẩm thủy tinh trang trí có độ phức tạp, cầu kỳ hơn như chuông gió, cây thông, 12 con giáp... Có đa dạng sản phẩm như thế thì gia đình mới có thêm thu nhập và chúng tôi mới gắn bó lâu dài được với nghề", ông Trãi cho biết.

"Vài năm gần đây, gia đình tôi không chỉ sản xuất bóng đèn, ống nghiệm mà còn làm những sản phẩm thủy tinh trang trí có độ phức tạp, cầu kỳ hơn như chuông gió, cây thông, 12 con giáp... Có đa dạng sản phẩm như thế thì gia đình mới có thêm thu nhập và chúng tôi mới gắn bó lâu dài được với nghề", ông Trãi cho biết.

Hàng ngày, ông Trãi và những người thợ phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt khi suốt ngày ở cạnh lửa khò với nhiệt lượng hơn 700 độ, thậm chí là hơn 1.000 độ để chế tạo những loại thủy tinh chịu nhiệt. Bất kể nắng nóng thế nào, người thợ cũng không được rời lò lửa đó.

Hàng ngày, ông Trãi và những người thợ phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt khi suốt ngày ở cạnh lửa khò với nhiệt lượng hơn 700 độ, thậm chí là hơn 1.000 độ để chế tạo những loại thủy tinh chịu nhiệt. Bất kể nắng nóng thế nào, người thợ cũng không được rời lò lửa đó.

Để tạo ra sản phẩm thủy tinh ưng ý và đẹp mắt, người thợ phải trải qua nhiều công đoạn cầu kỳ. Thủy tinh cũng cần đảm bảo không bị bám bẩn và được phân loại theo màu. Tùy từng sản phẩm mà quy trình sản xuất cũng khác nhau như dùng cách thổi, ép, kéo...

Để tạo ra sản phẩm thủy tinh ưng ý và đẹp mắt, người thợ phải trải qua nhiều công đoạn cầu kỳ. Thủy tinh cũng cần đảm bảo không bị bám bẩn và được phân loại theo màu. Tùy từng sản phẩm mà quy trình sản xuất cũng khác nhau như dùng cách thổi, ép, kéo...

"Những ống nghiệm này là sản phẩm nổi bật của gia đình tôi, chủ yếu được tiêu thụ tại các bệnh viện lớn nhỏ khắp cả nước. Giá cho mỗi ống là 200 đồng. Với thu nhập từ nghề truyền thống này, chúng tôi vừa đỡ vất vả mưu sinh lại vừa gìn giữ được nghề do cha ông để lại", ông Trãi cho hay.

"Những ống nghiệm này là sản phẩm nổi bật của gia đình tôi, chủ yếu được tiêu thụ tại các bệnh viện lớn nhỏ khắp cả nước. Giá cho mỗi ống là 200 đồng. Với thu nhập từ nghề truyền thống này, chúng tôi vừa đỡ vất vả mưu sinh lại vừa gìn giữ được nghề do cha ông để lại", ông Trãi cho hay.

Người thợ thổi thủy tinh luôn phải đứng cạnh ngọn lửa 700 - 1.000 độ dưới tiết trời mùa hè hơn 35 độ C.

Người thợ thổi thủy tinh luôn phải đứng cạnh ngọn lửa 700 - 1.000 độ dưới tiết trời mùa hè hơn 35 độ C.

Để tiết kiệm nhân lực cũng như tăng sản lượng, hộ gia đình ông Trãi cũng như những hộ dân khác trong xã đã đầu tư, sắm máy móc để sản xuất hàng loạt trong thời gian ngắn.

Để tiết kiệm nhân lực cũng như tăng sản lượng, hộ gia đình ông Trãi cũng như những hộ dân khác trong xã đã đầu tư, sắm máy móc để sản xuất hàng loạt trong thời gian ngắn.

Nghề thổi thủy tinh đã gắn bó với ông Lương Văn Trãi gần 30 năm.

Nghề thổi thủy tinh đã gắn bó với ông Lương Văn Trãi gần 30 năm.

Tuấn Anh

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/nghe-om-lo-lua-thoi-ra-tien-169240611134735546.htm