Nghi lễ đi chân trần trên than cháy ở Hy Lạp

Cứ đến tháng 5, người dân tại ngôi làng Lagadas ở phía bắc Hy Lạp lại tổ chức lễ hội truyền thống kéo dài 3 ngày với nhiều tập tục cổ xưa, bao gồm đi chân trần trên than còn cháy.

 Vào ngày 21/5 hàng năm, tín đồ Chính thống giáo Hy Lạp lại tổ chức lễ hội tri ân Thánh Constantine và Thánh Helen, theo một bài viết trên New York Times.

Vào ngày 21/5 hàng năm, tín đồ Chính thống giáo Hy Lạp lại tổ chức lễ hội tri ân Thánh Constantine và Thánh Helen, theo một bài viết trên New York Times.

 Tại ngôi làng Lagadas, cách thành phố Thessaloniki ở miền Bắc Hy Lạp khoảng nửa giờ chạy xe, lễ hội kéo dài 3 ngày. Một nhóm người ở đây vẫn duy trì nghi lễ có tên là Anastenaria, xuất phát từ chữ "anastasi" trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "phục sinh".

Tại ngôi làng Lagadas, cách thành phố Thessaloniki ở miền Bắc Hy Lạp khoảng nửa giờ chạy xe, lễ hội kéo dài 3 ngày. Một nhóm người ở đây vẫn duy trì nghi lễ có tên là Anastenaria, xuất phát từ chữ "anastasi" trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "phục sinh".

 Dưới ánh đèn lim dim trong căn phòng nhỏ, một nhóm người tụ tập để tham gia nghi thức đặc biệt. Họ cầm các biểu tượng của Chính thống giáo Hy Lạp.

Dưới ánh đèn lim dim trong căn phòng nhỏ, một nhóm người tụ tập để tham gia nghi thức đặc biệt. Họ cầm các biểu tượng của Chính thống giáo Hy Lạp.

 Họ hát và nhảy múa vòng quanh căn phòng, theo giai điệu của những nhạc cụ như đàn lyra, kèn túi gaida, trống tambourine.

Họ hát và nhảy múa vòng quanh căn phòng, theo giai điệu của những nhạc cụ như đàn lyra, kèn túi gaida, trống tambourine.

 Một lúc sau, giữa bầu không khí có vẻ dâng trào cảm xúc, người dân đi vào lớp than đang cháy bằng chân trần.

Một lúc sau, giữa bầu không khí có vẻ dâng trào cảm xúc, người dân đi vào lớp than đang cháy bằng chân trần.

 Người đứng đầu nhóm sẽ đi trước, những người khác sẽ theo sau.

Người đứng đầu nhóm sẽ đi trước, những người khác sẽ theo sau.

 Các nhà dân tộc học tin rằng nghi lễ này bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ thần Dionysus ở Hy Lạp cổ đại, và qua thời gian đã giao thoa với các nghi thức của Chính thống giáo.

Các nhà dân tộc học tin rằng nghi lễ này bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ thần Dionysus ở Hy Lạp cổ đại, và qua thời gian đã giao thoa với các nghi thức của Chính thống giáo.

 Những người khác tin rằng nghi lễ xuất phát từ một truyền thuyết ở địa phương ra đời cách đây hàng trăm năm. Chuyện kể rằng khi nhà thờ Thánh Constantine và Thánh Helen bị cháy, dân làng chạy đến dập lửa và lao vào cứu những biểu tượng của hai vị thánh mà không bị thương tích gì.

Những người khác tin rằng nghi lễ xuất phát từ một truyền thuyết ở địa phương ra đời cách đây hàng trăm năm. Chuyện kể rằng khi nhà thờ Thánh Constantine và Thánh Helen bị cháy, dân làng chạy đến dập lửa và lao vào cứu những biểu tượng của hai vị thánh mà không bị thương tích gì.

 Gia đình và bạn bè của ông Anastasios Gaintatzis là những người cuối cùng còn lưu giữ và tổ chức nghi lễ này.

Gia đình và bạn bè của ông Anastasios Gaintatzis là những người cuối cùng còn lưu giữ và tổ chức nghi lễ này.

 Ông Gaintatzis, 85 tuổi, là một trong những người "đi trên lửa" cao tuổi nhất tại Hy Lạp. Gia đình ông đến định cư tại Lagadas từ năm 1923, sau thỏa thuận trao đổi dân cư giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông Gaintatzis, 85 tuổi, là một trong những người "đi trên lửa" cao tuổi nhất tại Hy Lạp. Gia đình ông đến định cư tại Lagadas từ năm 1923, sau thỏa thuận trao đổi dân cư giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.

 Những người tham gia nghi lễ này là thành viên của một câu lạc bộ được gia đình ông Gaintatzis thành lập vào năm 1994 để giúp bảo tồn truyền thống địa phương.

Những người tham gia nghi lễ này là thành viên của một câu lạc bộ được gia đình ông Gaintatzis thành lập vào năm 1994 để giúp bảo tồn truyền thống địa phương.

 Nghi lễ Anastenaria bắt đầu tại konaki, một nơi đặc biệt dùng để thờ phụng hai vị thánh. Trong ảnh, người phụ nữ này đang ngồi bên trong một konaki. Sau lưng bà là hình ảnh về nghi lễ trong những năm trước.

Nghi lễ Anastenaria bắt đầu tại konaki, một nơi đặc biệt dùng để thờ phụng hai vị thánh. Trong ảnh, người phụ nữ này đang ngồi bên trong một konaki. Sau lưng bà là hình ảnh về nghi lễ trong những năm trước.

 Nghi lễ thường được tổ chức ngoài trời, nhưng vào năm 2016, hoạt động buộc phải diễn ra trong nhà vào ngày đầu tiên vì mưa lớn. Họ đốt nhiều củi để chuẩn bị than cho nghi lễ.

Nghi lễ thường được tổ chức ngoài trời, nhưng vào năm 2016, hoạt động buộc phải diễn ra trong nhà vào ngày đầu tiên vì mưa lớn. Họ đốt nhiều củi để chuẩn bị than cho nghi lễ.

 Những chiếc khăn đỏ là một phần không thể thiếu trong nghi lễ, được người tham gia xem là vật linh thiêng.

Những chiếc khăn đỏ là một phần không thể thiếu trong nghi lễ, được người tham gia xem là vật linh thiêng.

 Một người chơi trống tambourine nhắm mắt cảm nhận âm nhạc.

Một người chơi trống tambourine nhắm mắt cảm nhận âm nhạc.

 Nghi lễ thường thu hút người dân từ các vùng xung quanh đến xem.

Nghi lễ thường thu hút người dân từ các vùng xung quanh đến xem.

Đông Phong

Ảnh: New York Times

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/nghi-le-di-chan-tran-tren-than-chay-o-hy-lap-post1181061.html