Nghiệm thu cấp cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học về cuộc khởi nghĩa Hoàng Đình KinhTin khácLập thành tích chào mừng kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh: Điểm nhấn từ phong trào thi đua đặc biệtXét tặng danh hiệu 'Công dân Lạng Sơn ưu tú': Tôn vinh những tấm gươ

Sáng nay (30/10), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lạng Sơn tổ chức họp nghiệm thu cấp cơ sở đề tài khoa học 'ảnh hưởng của cuộc khởi nghĩa Hoàng Đình Kinh trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân ta'.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Viết Nghĩa, Trưởng phòng Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đề án phát biểu kết luận cuộc họp

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Viết Nghĩa, Trưởng phòng Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đề án phát biểu kết luận cuộc họp

Đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh “Ảnh hưởng của cuộc khởi nghĩa Hoàng Đình Kinh trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân ta” do Liên hiệp Hội Lạng Sơn chủ trì thực hiện từ tháng 6/2020 đến tháng 12/2021.

Các công trình nghiên cứu được công bố trong các cuộc hội thảo trước đó đã tập trung làm rõ các vấn đề: về sưu tầm tư liệu, hiện vật; tìm hiểu về thân thế, gia đình, dòng họ, thân tộc; nghiên cứu, đánh giá công trạng, chiến tích đánh phỉ, đánh Pháp; khảo cứu về di tích và cụm di tích về Hoàng Đình Kinh; tìm hiểu sự hy sinh của Hoàng Đình Kinh. Qua đó có ý nghĩa lớn trong việc khẳng định công lao của vị thủ lĩnh này trong phong trào chống Pháp cuối thế kỷ 19 của Nhân dân Lạng Sơn.

Tại cuộc họp, các thành viên của Hội đồng nghiệm thu đề tài đã góp ý bổ sung, chỉnh sửa một số nội dung liên quan đến phương thức trình bày, bố cục, cấu trúc văn bản và nguồn dẫn tư liệu lịch sử… Kết quả nghiệm thu cấp cơ sở, đề tài đã đạt theo yêu cầu đặt ra với 3 phiếu xuất sắc, 4 phiếu đạt yêu cầu.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Viết Nghĩa, Trưởng phòng Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đề án đánh giá đây là đề tài có ý nghĩa khoa học, có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, đặc biệt góp phần tuyên truyền, giáo dục lịch sử địa phương. Đồng chí đề nghị nhóm tác giả tiếp thu nghiêm túc ý kiến của các thành viên trong hội đồng; cố gắng chỉnh sửa để nâng cao chất lượng hơn nữa, đạt kết quả xuất sắc trong lần nghiệm thu chính thức.

THANH HUYỀN

HOÀNG HUẤN

Nguồn Lạng Sơn: https://baolangson.vn/van-hoa/458302-nghiem-thu-cap-co-so-de-tai-nghien-cuu-khoa-hoc-ve-cuoc-khoi-nghia-hoang-dinh-kinh.html